Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự. Thủ tục tái thẩm hình sự được tiến hành khi có kháng nghị tái thẩm.
Trong quá trình tố tụng hình sự, giải quyết vụ án phải trái qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn thể hiện một hướng nhất định trong tố tụng, chúng có nhiệm vụ, tính chất và phương pháp giải quyết riêng. Các vụ án đã được giải quyết, kết quả những bản án, quyết định đã có hiệu lực, không phải bao giờ cũng đúng đắn, khách quan, Do vậy, pháp luật đã quy định giai đoạn đặc biệt của tố tụng hình sự đó là Tái thẩm. Tái thẩm không phải là vân đề mới nhưng khá chuyên ngành, vì vậy, Tái thẩm trong đó có vấn đề căn cứ kháng nghị theo thủ tục Tái thẩm sẽ được chúng tôi trình bày dưới đây.
1.Căn cứ pháp lý.
Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
+ Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
+ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
+ Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
+ Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
2. Phân tích.
– Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện không đúng sự thật:
Sự tham gia của người làm chứng đặt ra trong hầu hết các vụ án, việc có mặt của người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án nên lời khai của người làm chứng có ý nghĩa quan trọng cần thiết trong việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định sự thật nhanh chóng, khách quan. Tuy nhiên, không phải mọi lời khai của người làm chứng đều cần xem xét tới mà chỉ những lời khai của người làm chứng có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn tới việc Tòa án ra bản án hoặc quyết định không khách quan thì mới là căn cứ để kháng nghị tái thẩm.
Tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 quy định về những trường hợp cần giám định:
+ Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
+ Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
+ Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
+ Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
+ Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Khi có sự tham gia của người giám định thì người giám định phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định của mình. Nhưng để trở thành căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì kết luận giám định đó có những đặc điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật mà dẫn tới việc ra bản án hoặc quyết định không phù hợp với thực tế khách quan.
Trường hợp vụ án giải quyết cần có người phiên dịch, khi xem xét phát hiện lời phiên dịch có những quan điểm quan trọng là không đúng sự thật trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xét xử lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai:
Kết luận không đúng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi những kết luận này là do cố ý, có tính chất phạm tội của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mà khi ra bản án hoặc quyết định Tòa án không biết được. Nếu trường hợp những người này có kết luận không đúng nhưng không phải do cố ý mà do những những nguyên nhân khác như: năng lực chuyên môn kém, trình độ yếu…dẫn tới việc ra kết luận sai và làm cho bản án hoặc quyết định của Tòa án không khách quan, thì đây không được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục Tái thẩm mà nếu bản ản, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đây là trường hợp xem là căn cứ kháng nghị của thủ tục giám đốc thẩm.
-Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật:
Đây là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm mà có thể do những người tham gia tố tụng và những người khác gây ra. Khi mà trong hồ sơ vụ án có những vật chứng, biên bản điều tra, biên ban các hoạt động tố tụng khác hoặc tài liệu giả mạo khác không đúng sự thật là cho các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không hề biêt về sự không khách quan đó nên đã ra bản án hoặc quyết định không đúng với các tình tiết khách quan, sai lầm, khi ấy đây sẽ trở thành căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo như điều luật quy định.
-Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật:
Xét theo Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì nhìn chung lại thủ tục tái thẩm chỉ được áp dụng với những văn bản hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, vì có những tình tiết mới được phát hiện. Trước khi kháng nghị, Viện kiểm sát phải điều tra, xác minh để kết luận về tình tiết mới được phát hiện có được xem là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hay không.
Cần lưu ý trong thực tế, có trường hợp vụ án có tình tiết mới được phát hiện nhưng việc xử lý vụ án không sai nên không tái thẩm. Ví dụ: người tiến hành tố tụng nhận hối lộ của bị cáo nhưng không cần làm sai lệch vụ án hoặc kết luận sai vì hành vi của bị cáo chưa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp này nếu phát hiện thì sử lý tội nhận và đưa hối lộ mà không cần phải tiến hành tái thẩm.