Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ là phải có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy cán bộ, công chức được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ, công chức được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan?
Điều 18, 19, 20 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, cụ thể như sau:
– Những việc mà cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:
+ Trốn tránh các trách nhiệm, thoái thác các nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
+ Sử dụng các tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
+ Lợi dụng, lạm dụng các nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
+ Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần trong xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
– Những việc mà cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:
+ Cán bộ, công chức không được tiết lộ các thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
+ Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề mà có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi đã có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc mà có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
– Những việc khác mà cán bộ, công chức không được làm: cán bộ, công chức còn không được làm các việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định ở tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, tại
– Trong thực thi các nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền;
– Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, không để bỏ sót nhiệm vụ được phân công;
– Không đùn đẩy các trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ;
– Thực hiện nghiêm những quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức;
– Không sử dụng thời giờ làm việc để làm các việc riêng;
– Thực hiện đúng với quy định trong văn hóa hội họp;
– Không được hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường;
– Nghiêm cấm việc sử dụng đồ rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực;
– Không được vào các casino đánh bạc dưới mọi hình thức;
– Nghiêm cấm lợi dụng các chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi thực hiện xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính sẽ phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo tất cả các quy định trên thì có thể hiểu cán bộ, công chức vẫn được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan (trừ trường hợp nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định không được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan) nhưng không được quảng cáo, bán hàng khi đang trong thời giờ làm việc.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định ban hành về bộ quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, một trong các nội dung của dự thảo này đó chính là quy định về sử dụng thời giờ làm việc, cụ thể:
– Nghiêm túc tuân thủ các nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; chấp hành nghiêm các quy định về thời gian làm việc; không đến muộn hoặc về sớm mà không có lý do chính đáng; không tự ý nghỉ việc không phép, nghỉ trong giờ làm việc; khi các cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ vì lý do đột xuất phải xin phép và được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp
– Không làm việc riêng và tham gia những hoạt động khác không liên quan đến công việc trong giờ làm việc.
– Không chơi các trò chơi, sử dụng những thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không được uống rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa những ngày làm việc, không tụ tập ăn, uống đông người trong giờ làm việc; không được quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng tại nơi làm việc.
Theo đó, nếu như trong tương lai nội dung quy định về sử dụng thời giờ làm việc tại dự thảo này được thông qua và bắt đầu có hiệu lực thì khi đó cán bộ, công chức sẽ không được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan (kể cả là trong giờ làm việc hay ngoài giờ làm việc).
2. Xử lý khi cán bộ, công chức quảng cáo, bán hàng tại cơ quan:
2.1. Cách xử lý khi cán bộ, công chức quảng cáo, bán hàng tại cơ quan:
Như đã phân tích ở mục trên, hiện nay cán bộ, công chức vẫn được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan (trừ trường hợp nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định không được quảng cáo, bán hàng tại cơ quan) nhưng không được quảng cáo, bán hàng khi đang trong thời giờ làm việc. Nếu cán bộ, công chức có hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
Mức độ của hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức được xác định như sau:
– Hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, chỉ tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, có tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm đi sự uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, có phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và trong nhân dân, làm mất đi sự uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, mà có phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và trong nhân dân, làm mất đi sự uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
2.2. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức quảng cáo, bán hàng tại cơ quan:
Sẽ tùy vào mức độ của hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc của cán bộ, công chức gây ra mà công chức, cán bộ đã có hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc sẽ bị áp dụng một hình thức kỷ luật trong các hình thức kỷ luật sau:
– Áp dụng đối với cán bộ có hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc:
+ Hình thức kỷ luật khiển trách.
+ Hình thức kỷ luật cảnh cáo.
+ Hình thức kỷ luật cách chức.
+ Hình thức kỷ luật bãi nhiệm.
– Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc:
+ Hình thức kỷ luật khiển trách.
+ Hình thức kỷ luật cảnh cáo.
+ Hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
+ Hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
– Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi quảng cáo, bán hàng tại cơ quan khi đang trong thời giờ làm việc:
+ Hình thức kỷ luật khiển trách.
+ Hình thức kỷ luật cảnh cáo.
+ Hình thức kỷ luật giáng chức.
+ Hình thức kỷ luật cách chức.
+ Hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức;
–
– Dự thảo Nghị định ban hành bộ quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
– Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BNV 2023 hợp nhất Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.