Trên thực tế, có những cán bộ, công chức có lịch đi công tác giải quyết công việc vào ngày được nghỉ. Vậy trường hợp này, cán bộ công chức công tác vào ngày nghỉ có được tính là làm thêm giờ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cán bộ công chức công tác vào ngày nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
- 2 2. Tính tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ:
- 3 3. Cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ có được nghỉ bù:
- 4 4. Những trường hợp nào không được tính lương làm thêm giờ cho cán bộ, công chức:
1. Cán bộ công chức công tác vào ngày nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2019 Luật cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ, công tác phí và tiền làm đêm cũng như các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC cũng quy định trong những ngày được cử đi công tác, cán bộ, công chức sẽ được thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giớ nếu do yêu cầu của công việc phải làm thêm giờ.
Theo đó, nếu cán bộ, công chức làm thêm giờ ngoài thời giờ làm việc bình thường thì sẽ được tính làm thêm giờ và được chi trả tiền lương làm thêm giờ đúng quy định. Và việc cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ được tính làm làm thêm giờ.
2. Tính tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ:
Tương tự như người lao động bình thường, cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ làm thêm giờ sẽ được hưởng mức tiền lương làm thêm giờ theo quy định. Theo đó, căn cứ
– Làm thêm giờ vào ngày thường: được tính ít nhất bằng 150% lương.
– Làm thêm giờ vào ngày nghỉ: được tính ít nhất bằng 200% lương.
– Làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: được tính ít nhất bằng 300% lương chưa bao gồm tiền lương của ngày, lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương (áp dụng đối với cán bộ, công chứng hưởng lương ngày).
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Cụ thể:
(1) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm việc vào ngày làm việc bình thường: căn cứ xác định là tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ. Lưu ý tiền thực trả này sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; các khoản tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
– Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm: sẽ được trả thêm ít nhất là 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Công thức tính như sau:
+ Trường hợp hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số giờ làm việc vào ban đêm |
– Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm:
+ Trường hợp hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
+ Tiền lương thực trả của công việc đang làm việc vào ngày làm việc bình thường: căn cứ xác định là tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ. Lưu ý tiền thực trả này sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; các khoản tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường: ít nhất 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường (áp dụng khi người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm). Hoặc ít nhất 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường (áp dụng khi người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó).
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất 200% lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Do đó, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan tính tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ, công chức khi đi công tác vào ngày nghỉ.
3. Cán bộ, công chức đi công tác vào ngày nghỉ có được nghỉ bù:
Trước đây, theo quy định tại Điều 106
Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 thay thế Bộ luật lao động năm 2012 đã không còn quy định về trách nhiệm bố trí ngày nghỉ bù cho người lao động sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng của người sử dụng lao động. Do đó, người sử dụng lao động không bắt buộc phải bố trí ngày nghỉ bù cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động như mục 2 đã phân tích.
Hiện nay, trên thực tế một số cơ quan nhà nước vẫn đang áp dụng chế độ nghỉ bù cho cán bộ, công chức làm thêm giờ.
4. Những trường hợp nào không được tính lương làm thêm giờ cho cán bộ, công chức:
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định như sau:
– Việc xác định làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức các thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó:
+ Thủ tục xác nhận làm thêm giờ làm căn cứ thanh toán.
+ Quy định cụ thể những trường hợp đi công tác sẽ được thanh toán tiền lương làm thêm giờ.
+ Nguyên tắc: chỉ được thanh toán trong trường hợp cán bộ, công chức đi công tác và được người có thẩm quyền cử đi.
+ Tuyệt đối không thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ.
+ Không thực hiện thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ trong thời gian đi trên các phương tiện như tàu, thuyền, máy bay, xe ô tô và các phương tiện khác.
Như vậy, dựa vào quy định trên có thể thấy nếu như cán bộ, công chức đi công tác nhưng có kết hợp xử lý, giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ đó và thời gian đi trên các phương tiện như tàu, thuyền, máy bay, xe ô tô và các phương tiện khác sẽ không được giải quyết thanh toán tiền lương làm thêm giờ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức.
Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.