Mặc dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên tiktok và youtube đã ghi tên mình vào danh sách ứng dụng yêu thích nhất, tạo ra nhiều làn sóng mới mẻ trên thị trường. Vậy theo quy định của pháp luật thì các cán bộ, công chức có được làm tiktoker hoặc youtuber hay không?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ và công chức có được làm tiktoker, youtube không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Bao gồm:
-
Các hành vi tham nhũng được quy định cụ thể tại Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020;
-
Có hành vi đe dọa, tiết lộ, trả thù, trù dập, cung cấp thông tin về người phản ánh, người tố cáo, báo cáo, tin báo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
-
Lợi dụng quá trình báo cáo, phản ánh, tin báo, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để thực hiện hoạt động vu khống cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác;
-
Có hành vi bao che cho đối tượng tham nhũng, cản trở hoặc can thiệp trái phép vào quá trình phát hiện ra hành vi vi phạm, xử lý đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác về phòng chống tham nhũng căn cứ theo quy định tại Mục 2 Chương IX của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị không được làm những việc sau đây:
-
Nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết công việc;
-
Thành lập, tham gia quá trình quản lý, điều hành đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty hợp danh, hợp tác xã, ngoại trừ pháp luật liên quan có quy định khác;
-
Tư vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ở trong nước hoặc ở nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, liên quan đến bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc có vai trò tham gia vào quá trình giải quyết đó;
-
Thành lập, giữ các chức danh, chức vụ quản lý, chức vụ điều hành trong loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh thuộc lĩnh vực mà trước đó đã từng có trách nhiệm quản lý trong thời gian nhất định (theo quy định cụ thể của Chính phủ);
-
Sử dụng trái phép thông tin của các tổ chức, cơ quan, đơn vị khi chưa được sự đồng ý của cơ quan và tổ chức đó;
-
Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, pháp luật viên chức, pháp
luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại Mục 4 Chương II Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm. Bao gồm:
- Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019, bao gồm:
+ Có hành vi trốn tránh trách nhiệm, thoái thác các nhiệm vụ được giao, chia bè phái, gây mất đoàn kết trong nội bộ, tự tiện bỏ việc hoặc tham gia đình công trái pháp luật;
+ Lợi dụng tài sản của nhà nước, lợi dụng tài sản của nhân dân trái pháp luật;
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để trục lợi cá nhân;
+ Có hành vi phân biệt đối xử dân tộc, phân biệt nam nữ, phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng dưới bất kỳ hình thức nào.
- Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức sẽ không được thực hiện hành vi tiết lộ thông tin liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Cán bộ, công chức công tác và làm việc ở ngành nghề có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì trong khoảng thời gian ít nhất 05 năm được tính bắt đầu kể từ khi có quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc thì không được làm các công việc có liên quan đến ngành, nghề trước đây đã từng đảm nhiệm cho các tổ chức, cá nhân khác (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; liên doanh với nước ngoài).
- Những việc khác cán bộ, công chức không được làm căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019. Ngoài những việc không được làm được nêu tại Điều 18, Điều 19 (như đã phân tích ở trên) thì các cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự theo quy định của pháp luật về Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc làm khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, tổng hợp các điều luật phân tích nêu trên, pháp luật hiện nay không nghiêm cấm công chức, viên chức tham gia vào các nền tảng mạng xã hội, trong đó có tiktok và youtube. Hay nói cách khác, cán bộ và công chức hoàn toàn có thể được làm tiktoker, youtube.
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia nền tảng bác xã hội, không được làm các nội dung vi phạm điều cấm như: có nội dung phản động, tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, có nội dung phân biệt đối xử, phân biệt giới tính, phân biệt tín ngưỡng, nội dung đồi trụy, lan truyền mê tín dị đoan …
2. Cán bộ và công chức tiktoker, youtube có phải nộp thuế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 của Thông tư 119/2014/TT-BTC) có quy định về người nộp thuế. Theo đó:
-
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và người nộp thuế là cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
-
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế: Đối với cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế được xác định là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, có quy định về đối tượng áp dụng của Thông tư này. Trong đó bao gồm: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, bao gồm một số trường hợp sau đây:
-
Hành nghề độc lập trong một số lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép kinh doanh hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
-
Hoạt động dưới mô hình đại lý mua bán đúng giá đối với: mô hình đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của các cá nhân trực tiếp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xổ số, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm và kinh doanh dịch vụ bán hàng đa cấp;
-
Hợp tác kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp;
-
Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân;
-
Hoạt động thương mại điện tử, trong đó bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ dịch vụ nội dung, sản phẩm nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Như vậy, tổng hợp các điều luật phân tích nêu trên thì các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nội dung thông tin số tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam thuộc một trong những đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đối với cá nhân cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ hoặc phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập đó.
Trong trường hợp các cán bộ, công chức làm tiktoker/youtube có phát sinh thu nhập trên các nền tảng mạng xã hội này (tức là thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số) thì bắt buộc phải khai báo phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân có thể lựa chọn phương pháp tính thuế theo hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Tóm lại, cá nhân làm tiktoker/youtube tại Việt Nam bắt buộc phải có nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
3. Cán bộ và công chức làm tiktoker, youtube có thu nhập từ bao nhiêu thì phải đóng thuế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, có quy định:
-
Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch với số tiền từ 100.000.000 đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không cần phải đốt tới giá trị gia tăng và không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân;
-
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm và nghĩa vụ khai báo chính xác, đầy đủ, trung thực, nộp đầy đủ thành phần hồ sơ thuế đúng hạn tại Cơ quan thuế; và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ kê khai thuế đó.
Theo đó, các cán bộ và công chức làm tiktoker hoặc youtube có phát sinh tổng doanh thu trong năm dương lịch từ 100.000.000 đồng trở lên thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
THAM KHẢO THÊM: