Thủ tục không rườm ra, không phức tạp, chỉ cần có thẻ sinh viên là có thể cầm cố với số tiền lớn. Mặc dù biết hành vi này có nhiều rủi ro, tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn sẵn sàng cầm cố thẻ sinh viên tại các cơ sở cầm đồ. Vậy cắm thẻ sinh viên tại dịch vụ cầm đồ có phạm pháp hay không?
Mục lục bài viết
1. Cắm thẻ sinh viên tại dịch vụ cầm đồ có phạm pháp không?
Với nhiều sinh viên hiện nay, thẻ sinh viên đã trở thành vật đem đi cầm cố tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ khi các em cần tiền. Một thực trạng đáng báo động đó là tính trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật ngày càng nhiều, ngày càng gia tăng, khi không có tiền, các em sẽ mang các giấy tờ tùy thân, trong đó có thẻ sinh viên để đi thực hiện hoạt động cầm cố. Tuy nhiên với mức lãi suất vô cùng cao, việc trả lãi hàng tháng là điều vô cùng khó khăn. Điều này khiến cho các em bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền, cuốn vào con đường lao lý. Đến khi mất khả năng thanh toán, mất khả năng trả nợ, chủ nợ truy đòi, lo sợ bị đuổi học, không muốn cho gia đình biết, rất nhiều em đã đi vào con đường trộm cắp, cướp giật để có tiền trả nợ. Nhiều tệ nạn xã hội từ đó mà nảy sinh. Vì vậy, hiện tượng cắm thẻ sinh viên tại dịch vụ cầm đồ diễn ra vô cùng phổ biến. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Cắm thẻ sinh viên tại dịch vụ cầm đồ có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 29 của
– Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm của, trong đó có giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, hoặc các loại giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, các loại giấy tờ tùy thân đó có giá trị sử dụng, đồng thời thực hiện hoạt động photo copy lưu giữ lại các loại giấy tờ đó tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
– Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật cần phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì sẽ chỉ được phép nhận cầm cố khi có tài sản đó có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người chủ sở hữu hợp pháp, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ cần phải giữ lại bản chính của các loại giấy tờ đó trong khoảng thời gian cầm cố tài sản;
– Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba thì cần phải có văn bản ủy quyền được lập hợp lệ của chủ sở hữu hợp pháp;
– Không được nhận cầm cố đối với những loại tài sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, những loại tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có;
– Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi tiến hành thủ tục cầm cố sẽ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của pháp luật dân sự;
– Bố trí đầy đủ kho bãi để bảo quản tài sản trong quá trình cầm cố, cần phải đảm bảo an toàn đối với các loại tài sản của người mang tài sản đến cầm cố theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với các quy định nêu trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay không nghiêm cấm hành vi sinh viên mang thẻ sinh viên đi cầm cố tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Hành vi cầm cố thẻ sinh viên hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, việc cầm cố thẻ sinh viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào quy định và nội quy của trường học mà sinh viên đó đang theo học. Tức là tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử lý theo phương thức trừ điểm rèn luyện, khiển trách, cảnh cáo toàn trường, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học đối với sinh viên đó …
Như vậy, để có thể biết hành vi cầm cố thẻ sinh viên để vay tài sản tại các cơ sở cầm đồ sẽ bị xử lý như thế nào thì cần phải tham khảo điều lệ và quy chế của từng trường hợp nhất định. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc cắm thẻ sinh viên tại các dịch vụ cầm đồ. Tuy nhiên, đây là hành vi tìm ẩn nhiều rủi ro và kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có.
2. Quy định về các điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP), có quy định về điều kiện an ninh trật tự áp dụng chung đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Cụ thể như sau:
– Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh không thuộc những trường hợp sau đây:
+ Đối với người Việt Nam thì không được thuộc những trường hợp như sau: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam hoặc cơ quan tiến hành tố tụng nước ngoài đang trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử; có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm khác suất phát từ lỗi cố ý bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết án từ trên 03 năm tuổi trở lên nhưng chưa thực hiện thủ tục xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định hoặc theo bản án của cơ quan có thẩm quyền; đang bị quản chế hoặc cấm cư trú hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quyết định của tòa án, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính bắt buộc trong thời gian chờ thi hành quyết định chính; đang nghiện ma túy, được tặng hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tuy nhiên chưa đủ thời gian để được coi là chưa bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đó;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép cư trú.
– Đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP), có quy định cụ thể về điều kiện an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Theo đó, ngoài các điều kiện theo như phân tích nêu trên, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải đáp ứng được thêm các điều kiện như sau:
Trong khoảng thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại cơ quan có thẩm quyền, người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: chống đối người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, cho vay nặng lãi, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, gá bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản hoặc chiếm giữ trái phép tài sản.
3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự xã hội. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP).
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo dài không quá 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Trả kết quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,