Xuân Quỳnh là nhà thơ có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Trong đó, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Bài viết dưới đây là cảm nhận bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" hay được chọn lọc giúp các em nắm bắt tác phẩm tốt hơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hay chọn lọc hay nhất:
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ đặc sắc và độc đáo khi kể về sự ra đời của thế giới loài người dưới con mắt đầy sự sáng tạo của tác giả Xuân Quỳnh. Xuyên suốt bài thơ khẳng định và truyền tải đến người đọc thông điệp của cuộc sống một cách nhân văn: mọi thứ được sinh ra trên trái đất đều vì con người, vì trẻ thơ và chúng ta phải chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ trẻ thơ và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất để thế hệ trẻ thơ có sự phát triển tốt nhất.
Khổ thơ đầu tiên miêu tả một trái đất hoang sơ, lạnh lẽo và những khổ thơ tiếp theo phác họa một trái đất ấm áp, đầy màu sắc làm nên sự sống của con người. Mặt trời chiếu sáng khắp trái đất, mang lại sự sống cho các loài chim, mang tình yêu thương đến muôn vật và thiên nhiên từ đó mọi thứ bắt đầu hình thành và phát triển. Đặc biệt nhất, tác giả nhấn mạnh thế giới phát triển trong tình yêu thương của gia đình và các mối quan hệ xã hội. Thật là một phước lành cho những đứa trẻ được sinh ra, được lớn lên và mang trong mình tiếng ru của tình yêu thương người mẹ:
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Trong gia đình đó mẹ, có bà, có cha, có cái nôi gia đình chan chứa tình thương. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong hạnh phúc vô bờ. Và thật tuyệt vời khi thế giới hình thành ngôn ngữ, chữ viết, nền giáo dục văn minh. Từ đó, con người sẽ được giáo dục và trải nghiệm cuộc sống với một sự phát triển tuyệt vời hơn mỗi ngày. Có thể nói tình yêu thương của tác giả dành cho trẻ thơ được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức dịu dàng và ấm áp. Một thế giới được lý giải theo cách đặc biệt và chan chứa tình yêu thương, khiến mỗi chúng ta đều cảm thấy ấm áp khi nghĩ về mọi thứ xung quanh. Chính góc nhìn hài hước và tấm lòng nhân hậu của nhà thơ đã gợi mở điều đó trong mỗi trái tim chúng ta.
2. Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hay chọn lọc ý nghĩa nhất:
Xuân Quỳnh là nhà thơ thường viết về những cảm xúc gần gũi, giản dị và trong sáng của cuộc sống gia đình và cuộc sống đời thường. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài ngời”.
Thật khó để giải thích nguồn gốc của loài người cho trẻ em. Nhưng Xuân Quỳnh có cách giải thích thông minh và hài hước. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, nhà thơ giải thích về sự ra đời của con người:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Lúc này, mặt đất vẫn còn trơ trụi, không có bất kỳ dáng cây hay ngọn cỏ. Ngay cả mặt trời để tỏa ánh sáng sưởi ấm muôn loài cũng chưa xuất hiện. Mặt đất toàn là màu đen, không có bất kỳ màu sắc nào khác. Và mọi thứ sinh ra trên thế gian này đều dành cho trẻ em, vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì, vì vậy mặt trời xuất hiện để trẻ em nhìn rõ. Biển xuất hiện để trẻ em suy nghĩ, cung cấp thức ăn và là nơi để các em học hỏi và khám phá. Khi trẻ em bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên, con đường đã xuất hiện. Nhưng trẻ em vẫn cần tình yêu thương, vì vậy những người mẹ đã xuất hiện:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơ
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Bài thơ mở đầu bằng sự hiện diện của người mẹ trên thế gian này. Lý do vì sao người mẹ có mặt trên thế gian này thật giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Đứa con cần sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ, cần lời ru ngọt ngào của người mẹ. Chính vì thế mà người mẹ xuất hiện mang theo tình yêu thương vô bờ bến. Những câu thơ bắt đầu bằng chữ “từ” khẳng định nguồn gốc của lời ru.
Khi đã có một người mẹ mang theo tình yêu thương, một người bà dạy đạo đức, con cái cũng cần có người cha. Bố đã dạy cho con cái kiến thức về loài người. Nhờ có “bố bảo”, “bố dạy” để con cái “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người dần dần được mở rộng kiến thức, ngày qua ngày khám phá ra mọi vật, mọi hiện tượng xung quanh:
“Rộng lắm là mặt biển
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”
Tóm lại qua bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” đã mang đến một cách lý giải độc đáo cho nguồn gốc loài người. Qua đó, Xuân Quỳnh muốn bày tỏ tình yêu thương sâu sắc của mình dành cho trẻ em.
3. Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hay chọn lọc ấn tượng nhất:
“Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ xuất sắc của tác giả Xuân Quỳnh. Với tác phẩm này, Xuân Quỳnh đã giải thích cho bạn đọc về nguồn gốc loài người xuất hiện theo một cách rất riêng, vừa độc đáo lại rất thú vị.
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Khi trái đất còn trơ trụi, không một ngọn cỏ. Ánh sáng mặt trời chưa xuất hiện, chỉ có bóng tối. Trời sinh ra đứa con đầu lòng – đây là lời giải thích về nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế, nhưng lại xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Mọi thứ trên trái đất xuất hiện đều là vì trẻ em. Đôi mắt trẻ em rất sáng nhưng chưa nhìn thấy gì, nên mặt trời xuất hiện để trẻ em nhìn rõ. Để giúp trẻ em nhận biết màu sắc, cây xanh, hoa đỏ. Không chỉ màu sắc mà cả âm thanh cũng được trẻ em cảm nhận khi chim chào đời cùng tiếng hót của chúng.
Tiếp theo, Xuân Quỳnh giải thích về nguồn gốc của gia đình, đầu tiên là sự xuất hiện của người mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Bài thơ mở đầu bằng sự hiện diện của người mẹ trên thế gian này. Lý do vì sao mẹ có mặt trên thế gian này thật giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Đứa con cần sự chăm sóc dịu dàng của mẹ, cần lời ru ngọt ngào của mẹ. Chính vì thế mà mẹ xuất hiện mang theo tình yêu thương vô bờ bến.
Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người chúng ta sẽ in sâu hình ảnh người bà hiện lên với sự nhân hậu cùng những câu chuyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; hay câu chuyện Lý Thông độc ác… Qua những câu chuyện đó, điều bà muốn truyền tải chính là nguồn gốc và văn hóa của dân tộc, hướng đến lối sống hiền lành, lương thiện.
Nhưng trẻ thơ cũng cần hiểu biết về thế giới rộng lớn này, đó là lý do vì sao người cha ra đời:
“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”
Nhờ lời dạy của cha, trẻ em dần hiểu biết và biết đến mọi thứ xung quanh. Con người mở rộng kiến thức, ngày ngày khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Không những thế, khi cuộc sống ngày càng phát triển, thì trường học cũng bắt đầu xuất hiện. Đó chính là biểu hiện của một xã hội ngày càng phát triển và văn minh.
Như vậy qua bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc của mình đối với trẻ em. Đồng thời, tác giả cũng gửi gắm thông điệp hãy luôn chăm sóc, nuôi dạy trẻ em thật tốt.