Biện pháp ngăn chặn là một trong các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định, do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang hoặc người bị nghi là phạm tội. Trong các biện pháp đó không thể không nhắc đến biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Mục lục bài viết
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án( Theo Khoản 1 Điều 123
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định:
“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.”
Như vậy, cấm đi khỏi nơi cư trú là cấm đi khỏi nơi sinh sống, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của bị can bị cáo.
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp cưỡng chế tuy nhiên khác với các biện pháp khác, khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì bị can, bị cáo không bị cách ly khỏi ra đình, xã hội mà vẫn được làm việc bình thường tuy nhiên bị hạn chế quyền tự do cư trú và đi lại của mình trong một không gian, thời gian nhất định. Đây được coi là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam, tạm giữ.
2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về cấm đi khỏi nơi cư trú:
Căn cứ pháp lý: Cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Cụ thể,
“Cấm đi khỏi nơi cư trú
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại Khoản này thì bị tạm giam.
3. Những người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
4. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
6. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.”
– Đối tượng áp dụng
* Đối tượng áp dụng đối với biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú: là các bị can, bị cáo. Tuy nhiên điều luật này cũng như các quy định khác trong Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định bắt buộc biện pháp này chỉ được áp dụng với tội ít nghiêm trọng mà không được áp dụng với tội rất nghiêm trọng. Căn cứ nơi cư trú rõ ràng thường được hiểu là bị can, bị cáo có nơi ổn định, thường xuyên, đã đăng ký thường trú ở địa điểm đó. Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.
– Thẩm quyền áp dụng
Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện bởi những người có thẩm quyền áp ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, ngoài ra còn có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo cho chính quyền về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn, nơi bị can, bị cáo đang cư trú nhằm quản lý bị can, bị cáo, bởi đây là cấp quản lý trực tiếp đối với bị can, bị cáo.
– Thời hạn áp dụng
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú được xác định dựa theo thời hạn điều tra truy tố hoặc xét xử. Đối với người bị kết án phạt tù thì thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
* Khi bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cần phải làm giấy cam đoan, thực hiện nghĩa vụ được liệt kê tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sư như:
– Một là, cấm đi khỏi nơi cư trú khi được sự cho phép của cơ quan ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
– Hai là, khi có giấy triệu tập phải có mặt đầy đủ trừ trường hợp lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
– Ba là, không bỏ trốn và tiếp tục phạm tội
– Bốn là, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trong trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo đang cư trú phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. So sánh quy định cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Quy định cấm đi khỏi nơi cư trú đã từng được ghi nhận trước đây trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên Tòa có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
3. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
Nhìn chung về cơ bản cả hai Bộ luật này đều đã ghi nhận đây là biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định này chưa được rõ ràng và chặt chẽ khi không đề cập đến những vấn đề mà bị can, bị cáo cần phải cam đoan và thực hiện các nghĩa vụ khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Vấn đề này đã được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ( quy định tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003, tuy không quy định thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú cũng không quy định khi nào hết thời hạn áp dụng biện pháp này. Do vậy, trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, sau khi Cơ quan điều tra ra lệnh áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì lệnh này sẽ tồn tại suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nếu không được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Do đó có trường hợp bị cáo sau khi xét xử xong vẫn còn lệnh này. Khắc phục tình trạng này, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định thêm về thời hạn áp dụng đối với bị can, bị cáo khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú để có sự thống nhất giữa nội dung của luật cũng như tình hình thực tiễn( quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.