Cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty có phải xin phép không? Hồ sơ xin chấp thuận việc lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty? Trình tự, thủ tục lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty? Đăng ký cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty? Thủ tục xin cấp phép treo biển chỉ dẫn đường vào công ty ngoài trời?
Với sự phát triển kinh tế hiện nay đã kéo theo việc rất nhiều các tòa nhà lớn nhỏ, các công ty, khách sạn, trung tâm thương mại lớn nhỏ khác nhau mọc lên, chính vì vậy việc đặt biển chỉ dẫn tòa nhà là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, biển chỉ dẫn còn giúp công ty, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm ấn tượng đối với người đi đường. Do đó, việc cắm biển chỉ dẫn công ty là vô cùng quan trọng và hữu ích. Vậy việc biển chỉ dẫn đường vào công ty có phải xin phép không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
–
1. Cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty có phải xin phép không?
Việc cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty, trên bảng chỉ đường bao gồm tên công ty và địa chỉ công ty là một trong những cách thức khác nhau của việc treo biển quảng cáo.
Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 31 Luật quảng cáo 2012 quy định về việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
– Trường hợp xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên.
– Trường hợp xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn.
– Trường hợp xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Như vậy, việc cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty có phải xin phép hay không tùy thuộc vào kích thước của biển chỉ dẫn theo quy định của Luật quảng cáo. Theo đó, trường hợp biển chỉ dẫn đường vào công ty có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn hoặc đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên thì bắt buộc phải xin cấp phép.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp dùng phần đất vỉa hè để cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty cần đảm bảo việc cắm biển chỉ dẫn này không gây trở ngại, ảnh hưởng tới giao thông và không cắm ở khu vực vỉa hè cấm đặt biển quảng cáo, chỉ dẫn. Khu vực cấm, hạn chế quảng cáo sẽ tùy theo quy định của từng địa phương, vì vậy, việc cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty cần có văn bản thông báo về việc cắm cọc chỉ dẫn này gửi tới cơ quan có thẩm quyền quản lý sử dụng vỉa hè.
2. Hồ sơ xin chấp thuận việc lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty
Thành phần hồ sơ xin chấp thuận việc lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty (Có xác nhận của phường nơi đặt trụ sở doanh nghiệp/ địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp).
– Mẫu biển chỉ dẫn đường vào công ty in mầu thể hiện rõ nội dung quảng cáo, kích thước, tên đơn vị thực hiện quảng cáo, số giấy phép và thời hạn giấy phép do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cấp; có đóng dấu của tổ chức, chữ ký của cá nhân đề nghị cấp giấy phép (số lượng 02 bản).
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty hoặc bản sao quyết định thành lập của tổ chức, doanh nghiệp.
– Nếu trên biển chỉ dẫn đường vào công ty có logo của đơn vị thì hồ sơ phải kèm theo bản sao giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty
Trình tự, thủ tục lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân, đơn vị có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty liên hệ với Ủy ban nhân dân phường nơi thực hiện lắp đặt biển chỉ dẫn để đăng ký lắp đặt biển chỉ dẫn.
– Bước 2: Ủy ban nhân dân phường xác nhận vị trí lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty cho tổ chức, cá nhân và đơn vị có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn.
– Bước 3: Tổ chức, cá nhân, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty tại phòng Văn hóa và Thông tin Quận/ Huyện.
– Bước 4: Phòng Văn hóa và Thông tin quận phối hợp với BQLDAĐTXD và cơ quan, doanh nghiệp đề nghị lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty thực hiện khảo sát vị trí lắp đặt:
+ Nếu đủ điều kiện lắp đặt biển chỉ dẫn: Phòng Văn hóa và Thông tin quận tham mưu văn bản chấp thuận trình Ủy ban nhân dân quận ký gồm các nội dung: Vị trí, kích thước, mầu sắc, nội dung biển chỉ dẫn.
+ Nếu không đủ điều kiện lắp đặt biển chỉ dẫn: phòng Văn hóa và Thông tin trả lời tới cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Căn cứ công văn chấp thuận, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, đơn vị lắp đặt để thống nhất nội dung thực hiện lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty theo quy định.
– Bước 6: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phối hợp với đơn vị lắp đặt thực hiện lắp biển chỉ dẫn đường vào công ty. Lập hồ sơ hoàn công gửi phòng Văn hóa và Thông tin, Đội Thanh tra giao thông vận tải, Đội thanh tra xây dựng, Ủy ban nhân dân phường sở tại để quản lý.
Theo một số văn bản cũ việc cấp phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty thực hiện tại Sở Giao Thông Vận Tải địa phương. Tuy nhiên, hiện tại việc cấp phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện như quy định nêu trên. Cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty cần liên hệ trước với các Ủy ban nhân dân trước khi làm biển chỉ dẫn vì một số địa phương quy định có thể khác biệt.
4. Đăng ký cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty
4.1. Yêu cầu đối với biển chỉ dẫn đường vào công ty
– Số lượng biển chỉ dẫn đường vào công ty: Tối đa 2 biển
– Hình thức biển chỉ dẫn đường vào công ty: Biển chỉ dẫn đường vào công ty phải đảm bảo các yếu tố như nền xanh, chữ trắng và có mũi tên chỉ hướng. Ngoài ra, biển dẫn đường vào công ty chỉ được phép cao 80cm và rộng 120cm, được cắm tại các vị trí không gây cản trở đến việc đi lại của người đi bộ.
4.2. Trình tự, thủ tục đăng ký cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin lắp đặt biển chỉ dẫn, gồm:
+ Công văn xin lắp biển chỉ dẫn đường vào công ty (có xác nhận của phường nơi đặt trụ sở doanh nghiệp/ địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp);
+ Maket biển chỉ dẫn đường vào công ty;
+ Sơ đồ phác họa vị trí đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty;
+ Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có nhu cầu cắm biển chỉ dẫn đường vào công ty;
+ Sổ đỏ/ hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp.
– Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra thông báo cho phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép lắp đặt biển chỉ dẫn đường vào công ty: Sở Giao Thông Vận Tải
– Thời gian thực hiện: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Thủ tục xin cấp phép treo biển chỉ dẫn đường vào công ty ngoài trời
Biển chỉ dẫn đường vào công ty được coi như là một hình thức quảng cáo, chính vì vậy, quy định về thủ tục xin cấp phép treo biển chỉ dẫn đường vào công ty ngoài trời sẽ tương tự như thủ tục xin cấp phép treo biển biển quảng cáo ngoài trời. Theo đó, thủ tục xin cấp phép treo biển chỉ dẫn đường vào công ty ngoài trời được thực hiện theo thủ tục xin cấp phép treo biển biển quảng cáo ngoài trời như sau:
– Hồ sơ xin giấy phép giấy phép quảng cáo bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo theo mẫu được pháp luật quy định.
+ Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá đối với doanh nghiệp, cá nhân tự biển quảng cáo.
+ Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.
+ Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ màu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép, đối với biển chỉ dẫn đường vào công ty thì thể hiện rõ tên, địa chỉ công ty.
– Hồ sơ xin cấp phép treo biển quảng cáo ngoài trời
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì hồ sơ cấp phép treo biển quảng cáo ngoài trời bao gồm:
+ Tờ trình cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh/ huyện phê duyệt quy hoạch;
+ Dự thảo quyết định của các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
+ Bản dự thảo đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời bao gồm các nội dung chủ yếu sau về: Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội có tác động ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo ngoài trời/ hoạt động treo biển chỉ dẫn ngoài trời tại địa phương, tác động đối với quốc phòng, an ninh; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo/ treo biển chỉ dẫn ngoài trời tại địa phương; Quan điểm, mục tiêu xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời; Dự kiến diện tích sử dụng đất cho các vị trí dựng biển quảng cáo/ biển chỉ dẫn ngoài trời trong quy hoạch theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch; Định hướng không gian và hạ tầng kỹ thuật cho quảng cáo/ biển chỉ dẫn ngoài trời tại khu vực trung tâm đô thị; Đề xuất các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; Bản đồ trích lục, phối cảnh vị trí điểm quảng cáo/ biển chỉ dẫn ngoài trời thể hiện trên tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.