Người khuyết tật là những người kém may mắn khi bị khiếm khuyết một hoặc một số chức năng, bộ phận nào đó trên cơ thể. Nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ khuyết tật dựa vào mức độ khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về khái niệm người khuyết tật, các dạng khuyết tật:
– Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
– Các dạng khuyết tật theo quy định của pháp luật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác.
+ Khuyết tật vận động là tình trạng người bệnh giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
+ Khuyết tật nghe, nói là tình trạng người bệnh giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và cấu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
+ Khuyết tật nhìn là tình trạng người bệnh giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng người bệnh rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
+ Khuyết tật trí tuệ là tình trạng người bệnh giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
+ Khuyết tật khác là tình trạng người bệnh giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định ở trên.
– Người bị khuyết tật là các cá nhân bị hạn chế một số khả năng trong quá trình sinh sống, vận động. So với các cá nhân khác, các đối tượng này được xét vào dạng kém may mắn, thiệt thòi. Họ bị hạn chế các kỹ năng, khả năng vận động, sinh hoạt của một người bình thường. Thậm chí, trong một số trường hợp, hoạt động sống của họ còn chịu sự chi phối, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
2. Cách xác định mức độ khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng:
2.1. Các mức độ khuyết tật:
Theo nội dung phân tích ở trên, khuyết tật được chia làm nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Ở mỗi dạng khuyết tật, sẽ có các mức độ, cụ thể, đó là: Khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Việc xác định mức độ khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng được quy định cụ thể như sau:
– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Đây là những chủ thể không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động cá nhân, luôn cần có sự theo dõi, trợ giúp, chăm sóc của chủ thể khác.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Mức độ phụ thuộc của người khuyết tật đặc biệt nặng ở mức cao hơn so với người khuyết tật nặng. Theo đó, họ hoàn toàn không thể điều khiển được hành vi của bản thân. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt, sinh tồn đều phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp được quy định về người khuyết tật nặng, hay người khuyết tật đặc biệt nặng. Họ là những chủ thể bị khuyết tật, khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể. Song, khuyết tật đó không làm mất đi khả năng sinh hoạt của họ. Các chủ thể này vẫn có thể tự mình thực hiện các công việc của một người bình thường. Hoặc sự khiếm khuyết chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống của họ một phần chứ không phải hoàn toàn.
2.2. Cách phân biệt và căn cứ để phân loại các mức độ khuyết tật:
Điểm khác biệt lớn nhất dùng để phân biệt người khuyết tật nhẹ, nặng và đặc biệt nặng của các cá nhân là khả năng kiểm soát được hành vi, sự phụ thuộc vào người chăm sóc. Càng ở mức độ nặng, thì người khuyết tật càng khó, hoặc không thể điều khiển được hành vi của mình; phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Hội Hội đồng xác định sẽ xác định vào khả năng kiểm soát hành vi, tính phụ thuộc; và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật.
Sự phân biệt người khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra phương hướng hỗ trợ một cách tốt nhất; nhằm tạo điều kiện để các chủ thể này được phát triển trong một điều kiện ổn định và toàn diện nhất.
3. Mẫu giấy đề nghị xác định mức khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
Kính gửi: | Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …… Huyện (quận, thị xã, thành phố) … Tỉnh, thành phố……… |
Sau khi tìm hiểu quy định về xác định mức độ khuyết tật, tôi đề nghị:
□ Xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
□ Xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
□ Cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
□ Cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật
(Trường hợp cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật thì không phải kê khai thông tin tại Mục III dưới đây).
Cụ thể:
I. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật
– Họ và tên: ………..
– Sinh ngày…tháng…năm…Giới tính: ………
– Số CMND hoặc căn cước công dân: ……….
– Hộ khẩu thường trú: ………..
– Nơi ở hiện nay: ……….
II. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)
– Họ và tên: ………
– Mối quan hệ với người được xác định khuyết tật: ……….
– Số CMND hoặc căn cước công dân: ………..
– Hộ khẩu thường trú: ……….
– Nơi ở hiện nay: …………
– Số điện thoại: ……….
III. Thông tin về tình trạng khuyết tật
1. Thông tin về dạng khuyết tật (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
STT | Các dạng khuyết tật | Có | Không |
1 | Khuyết tật vận động |
|
|
1.1 | Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân |
|
|
1.2 | Thiếu tay hoặc không cử động được tay |
|
|
1.3 | Thiếu chân hoặc không cử động được chân |
|
|
1.4 | Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ |
|
|
1.5 | Cong, vẹo, chân tay, lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ, lưng, tay, chân |
|
|
1.6 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động |
|
|
2 | Khuyết tật nghe, nói |
|
|
2.1 | Không phát ra âm thanh, lời nói |
|
|
2.2 | Phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu |
|
|
2.3 | Không nghe được |
|
|
2.4 | Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm |
|
|
2.5 | Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe |
|
|
2.6 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói |
|
|
3 | Khuyết tật nhìn |
|
|
3.1 | Mù một hoặc hai mắt |
|
|
3.2 | Thiếu một hoặc hai mắt |
|
|
3.3 | Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật |
|
|
3.4 | Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc |
|
|
3.5 | Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc |
|
|
3.6 | Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt |
|
|
3.7 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn |
|
|
4 | Khuyết tật thần kinh, tâm thần |
|
|
4.1 | Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai |
|
|
4.2 | Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân và người khác |
|
|
4.3 | Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết |
|
|
4.4 | Bị mất trí nhớ, bỏ nhà đi lang thang |
|
|
4.5 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần |
|
|
5 | Khuyết tật trí tuệ |
|
|
5.1 | Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi |
|
|
5.2 | Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn |
|
|
5.3 | Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ |
|
|
5.4 | Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ |
|
|
6 | Khuyết tật khác |
|
|
6.1 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp |
|
|
6.2 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp |
|
|
6.3 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm |
|
|
2. Thông tin về mức độ khuyết tật (Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi không phải kê khai)
Mức độ thực hiện Các hoạt động | Thực hiện được | Thực hiện được nhưng cần trợ giúp | Không thực hiện được | Không xác định được |
1. Đi lại |
|
|
|
|
2. Ăn, uống |
|
|
|
|
3. Tiểu tiện, đại tiện |
|
|
|
|
4. Vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… |
|
|
|
|
5. Mặc, cởi quần áo, giầy dép |
|
|
|
|
6. Nghe và hiểu người khác nói gì |
|
|
|
|
7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói |
|
|
|
|
8. Làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; lao động, sản xuất tạo thu nhập |
|
|
|
|
9. Giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi |
|
|
|
|
10. Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác |
|
|
|
|
| …., ngày…..tháng…..năm… Người viết đơn |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022.
Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.