Khái quát chung về bồi thường thiệt hại? Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm?
Khi một người nào đó có các hành vi xâm phạm tới tài sản của người khác và gây thiệt hại đối với người đó thì phát sinh trách nhiệm dân sự đó chính là bồi thường.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại
1.1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Tại Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Đối với các trường hợp trên thực tế chúng ta có thể hiểu về bồi thường thiệt hại về tài sản là một trách nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường về tài sản cho người khác khi người đó có lỗi và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản được quy đinh tại bộ luật dân sự 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, dựa trên quy định như trên chúng ta có thể thấy về nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng, hợp lí phù hợp với mục đích và chức năng phục hồi của chế định pháp luật này. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân. Việc quy định về thủ tục tố tụng để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này là rất cần thiết.
Một trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại đó là về quyền được bảo tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, người nào có hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư… Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Nguyên tắc tiếp theo dựa trên quy định từ điều 585 Bộ luật dân sự nêu trên thì thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Thiệt hại về tài sản được được xác định dựa trên giá trị của tài sản, phần tài sản khi tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản đó, chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,
Ngoài các yêu tố như trên thì còn một yếu tố quan trong đó chính là lỗi của người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năn
2. Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm
Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản cảu cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Căn cứ dựa trên Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại: Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm
+ Tài sản bị hư hỏng: Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại làm cho tài sản bị hư hỏng, không còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của tài sản cũng được xác định là thiệt hại và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản này.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứ đụng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi,…).
Ví dụ: Anh An có chiếc xe ô tô cho thuê mỗi tháng thu được 10 triệu đồng, Nam đã vô ý làm chiếc xe cháy bị hư hỏng nặng cho nên Anh An phải sửa chữa 2 tháng mới cho thuê lại được. Như vậy, thiệt hại lợi ý của Anh An đố với tài sản do Nam gây thiệt hại là 20.000.000 đồng.
+ Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại. Ví dụ: A đã có hành vi bất cẩn làm cháy nhà của B, B phải chữa cháy để dập tắt lửa, thì chi phí chữa cháy là chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Như vậy cơ thể đưa ra kết luận đó là mức bồi thường thiệt hại về tài sản. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường và có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường ” không còn phù hợp với thực tế” Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.