Bảng kê hóa đơn là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình kế toán, nó thể hiện sự trung thực và tôn trọng quy định của pháp luật, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Dưới đây là cách viết hóa đơn giá trị gia tăng có bảng kê kèm theo chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Cách viết hóa đơn GTGT có bảng kê kèm theo chi tiết:
Hóa đơn giá trị gia tăng thông thường sẽ kèm theo bảng kê chi tiết, thể hiện tính trung thực của hóa đơn. Bảng kê chi tiết kèm theo hóa đơn được hiểu là loại bảng liệt kê đầy đủ danh mục các loại hàng hóa và dịch vụ bán ra, được lập lại một cách chi tiết nhất. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, chỉ các doanh nghiệp đang thực hiện việc sử dụng hóa đơn điện tử căn cứ theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn và chứng từ, thì mới được áp dụng quy định của pháp luật về bảng kê chi tiết kèm theo hóa đơn. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định, đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất trong kỳ phát sinh, các doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp đã bán kèm theo hóa đơn. Theo đó, cách trình bày hóa đơn giá trị gia tăng có kèm theo bảng kê chi tiết như sau:
– Trên hóa đơn điện tử có đính kèm bảng kê, trước tiên cần phải ghi chú nội dung “kèm theo bảng kê số … ngày … tháng … năm …”;
– Nội dung của bảng kế bắt buộc phải bao gồm các vấn đề cơ bản như sau: Tên của người bán, mã số thuế của người bán, địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, tên dịch vụ, số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền của hàng hóa và dịch vụ được bán ra, ngay lập bảng kê kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng, tên của người lập bảng kê, chữ ký của người lập bảng kê;
– Trong trường hợp người bán áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thì bảo kê kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng cần phải thể hiện thuế suất thuế giá trị gia tăng và số tiền thuế giá trị gia tăng cần phải nộp của doanh nghiệp, tổng tiền thanh toán bắt buộc phải trùng khớp với số tiền được ghi nhận trên hóa đơn giá trị gia tăng;
– Trong hóa đơn giá trị gia tăng có kèm theo bảng kê, các loại hàng hóa và dịch vụ được bán ra bắt buộc phải được ghi nhận chi tiết trên bảng kê theo thứ tự trong ngày;
– Trên bảng kê kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng cần phải ghi chú thêm nội dung “kèm theo hóa đơn số … ngày … tháng … năm …”;
– Đối với trường hợp hàng hóa và dịch vụ được liệt kê chi tiết trên bảng kê đi kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng, việc ghi rõ đơn giá trên hóa đơn giá trị gia tăng sẽ không phải là điều bắt buộc;
– Đối với hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn và chứng từ, thì không thể áp dụng phương pháp ghi hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo bảng kê chi tiết.
Theo đó, quá trình viết hóa đơn giá trị gia tăng có kèm theo bảng kê chi tiết cần phải lưu ý một số vấn đề nêu trên.
2. Hóa đơn điện tử có được kèm bảng kê không?
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, hóa đơn điện tử sẽ không được gửi kèm theo bảng kê chi tiết, các doanh nghiệp chỉ được gửi kèm bảng kê chi tiết đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định:
– Số lượng hàng hóa và dịch vụ: Người bán cần phải đi số lượng hàng hóa và dịch vụ bằng chữ số Ả-rập căn cứ vào đơn vị tính của các loại hàng hóa và dịch vụ đó. Các loại hàng hóa và dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán được bán theo từng kỳ nhất định thì trên hóa đơn bắt buộc phải thể hiện cụ thể kỳ cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đó. Đối với các loại dịch vụ xuất phát theo từng kỳ phát sinh, sẽ được sử dụng bảng kê để có thể liệt kê chi tiết các loại hàng hóa và dịch vụ đã bán ra kiểm theo hóa đơn, bằng cái đó cần phải được lưu giữ cùng với hóa đơn để nhằm mục đích phục vụ cho quá trình kiểm tra đối chiếu theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;
– Hóa đơn bắt buộc phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số … ngày … tháng … năm …”. Bảng kê bắt buộc phải có tên của người bán, mã số thuế của người bán, địa chỉ của người bán, tên các loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng, thành tiền hàng hóa bán ra, đơn giá, ngay lập bảng kê, tên của người lập và chữ ký của người lập bảng kê. Trong trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thì bảng kê cần phải có chiêu thức thuế suất thuế giá trị gia tăng và tiền thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Công văn 587/TCT-CS của Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử, người bán vẫn sẽ có quyền sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết các loại hàng hóa và dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn đối với các loại hàng hóa và dịch vụ đặc thù được bán theo từng kỳ nhất định như: điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin phải dịch vụ truyền hình, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ chứng khoán và bảo hiểm.
Theo đó thì có thể nói, các doanh nghiệp cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đặc thù phát sinh trong kỳ, có thể theo ngày, theo tuần, theo tháng với số lượng danh mục hàng hóa và dịch vụ nhiều vụ điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ truyền hình, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán thì sẽ có quyền sử dụng bảng kê.
3. Bảng kê kèm theo hóa đơn cần phải có những nội dung gì?
Người bán hoàn toàn có thể tự mình lựa chọn mẫu bảng kê sao cho phù hợp với đặc điểm và chủng loại của các loại hàng hóa mà mình kinh doanh, tuy nhiên cần phải đảm bảo bằng cây đó bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
– Thông tin của người bán, trong đó bao gồm tên của người bán, địa chỉ của người bán, mã số thuế của người bán;
– Thông tin các loại hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Trong đó bao gồm tên của các loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng của hàng hóa, số lượng dịch vụ, đơn giá của hàng hóa và dịch vụ, thanh tiền của hàng hóa và dịch vụ;
– Thông tin thuế giá trị gia tăng, trong đó bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng cộng số tiền thanh toán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng bắt buộc phải khớp với số tiền ghi nhận trên hóa đơn giá trị gia tăng gốc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Công văn 587/TCT-CS của Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế.
THAM KHẢO THÊM: