Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Mức xử phạt khi bán hàng không có hóa đơn GTGT đầu vào?

  • 19/03/202319/03/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    19/03/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    Lập hóa đơn đầu vào và một trong những điều bắt buộc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động mua bán, kinh doanh. Vậy với hành vi khi bán hàng không có hóa đơn GTGT đầu vào thì bị xử phạt ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Các loại hóa đơn giá trị gia tăng:
      • 2 2. Mức xử phạt khi bán hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào?
      • 3 3. Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng: 
        • 3.1 3.1. Trường hợp bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng: 
        • 3.2 3.2. Trường hợp không cần phải xuất hóa đơn giá trị giá tăng: 

      1. Các loại hóa đơn giá trị gia tăng:

      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn được hiểu là một chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin của hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở quy định của pháp luật. Hóa đơn phải đảm bảo đúng hình thức, nội dung quy định mới được coi là hóa đơn hợp pháp.

      Trong các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng chính là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo phương pháp khấu trừ.

      Hóa đơn thể hiện thông qua các hình thức sau:

      – Hóa đơn tự in: đây là loại hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

      – Hóa đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.

      – Hóa đơn đặt in: hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

      2. Mức xử phạt khi bán hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào?

      Việc thực hiện hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa không tiến hành kê khai lập hóa đơn đầu vào là một trong những hành vi bất hợp phát theo pháp luật quy định về thuế và hóa đơn. Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:

      – Với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

      (theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

      Như vậy, khi bán hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào sẽ bị xử phạt mức tiền như trên.

      Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có cần phải có hóa đơn đầu vào không?

      Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn bị xử phạt mức phạt khác tương ứng với những lỗi khác vi phạm trong việc lập hóa đơn, bao gồm:

      – Áp dụng hình phạt cảnh cáo:

      + Lập hóa đơn không đúng thời điểm, tuy nhiên hậu quả gây ra không đến mức làm chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

      + Tiến hành lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển, cụ thể là dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn.

      + Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế. Tuy nhiên trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

      – Áp dụng phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng:

      + Không thực hiện lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

      + Đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất mà không lập hóa đơn.

      Xem thêm: Công ty con ký hợp đồng với công ty mẹ có được xuất hóa đơn không?

      – Áp dụng phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:

      Khi lập hóa đơn nhưng không đúng thời điểm, tuy nhiên vẫn chưa dẫn đến làm chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.

      – Áp dụng phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng:

      + Trên cơ sở theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà thực hiện lập hóa đơn không đúng thời điểm.

      + Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.

      + Thực hiện lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

      + Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã tiến hành giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

      + Khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế mà đã thực hiện lập hóa đơn điện tử.

      Xem thêm: Xuất hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng bị lỗi

      + Trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà thực hiện lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ (ngoại trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh).

      + Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

      – Áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:

      Khi có hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định.

      – Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện lập hóa đơn theo đúng quy định.

      3. Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng: 

      3.1. Trường hợp bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng: 

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán phải tiến hành lập hóa đơn để giao cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Cụ thể bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

      Theo đó, thời điểm lập hóa đơn được quy định như sau:

      – Đối với bán hàng hóa: thời điểm lập hóa đơn chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

      Xem thêm: Hóa đơn không ghi tên công ty có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng không?

      – Đối với việc cung cấp dịch vụ: thời điểm lập hóa đơn chính là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

      Tuy nhiên, với trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, khi đó thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

      – Đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc thực hiện bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: tiến hành lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng theo mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao.

      – Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể còn có quy định về thời điểm lập hóa đơn khác nhau theo đúng quy định của luật.

      (quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ). 

      3.2. Trường hợp không cần phải xuất hóa đơn giá trị giá tăng: 

      – Tổ chức hoặc cá nhân nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền, tiền hỗ trợ, tiền thưởng, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

      (theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC).

      – Các trường hợp đơn vị kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu hay bàn giao, không cần phải lập hóa đơn.

      Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng trong công trình xây dựng

      Các trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, trả lại, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan thì đơn vị kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính và nộp thuế giá trị gia tăng.

      (theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC).

      – Không phải lập hóa đơn và không phải nộp thuế giá trị gia tăng trong trường hợp xuất hàng hóa luân chuyển hay tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh.

      CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

      Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

      Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. 

      Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

      Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 

      Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành.

        Xem thêm: Quy định về nhãn hàng hóa, sử dụng hóa đơn bán hàng của hộ kinh doanh

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hóa đơn đầu vào


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Hóa đơn đầu vào là gì? Hóa đơn đầu vào không hợp lệ khi nào?

        Hóa đơn đầu vào là gì? Nội dung của hóa đơn? Hóa đơn đầu vào như thế nào là hóa đơn hợp lệ?

        Công ty con ký hợp đồng với công ty mẹ có được xuất hóa đơn không?

        Công ty con ký hợp đồng với công ty mẹ có được xuất hóa đơn không? Xuất hóa đơn mà không có sản phẩm thực tế thì có vi phạm pháp luật không?

        Xuất hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng bị lỗi

        Xuất hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng bị lỗi. Quy định về việc lập hóa đơn.

        Hộ kinh doanh cá thể có cần phải có hóa đơn đầu vào không?

        Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không? Hóa đơn đầu vào gồm những loại hóa đơn gì? Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng là gì?

        Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

        Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Thủ tục đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

        Thông tư 168/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014

        Thông tư 168/2014/TT-BTC Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2015-2018 (thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AANZFTA).

        Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 04 năm 2017

        Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC, 26/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

        Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016

        Nghị định 49/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

        Hàng hóa nhập từ nhà phân phối có cần hóa đơn đỏ không?

        Hàng hóa nhập từ nhà phân phối có cần hóa đơn đỏ không? Quy định về việc ghi nhãn hàng hóa.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ