Một cách để thay đổi “kịch bản” hoạt động của lớp trong giờ sinh hoạt là tăng tính chủ động của học sinh. Cách làm này có thể “biến” giờ học thành trò chơi nhóm mang tính giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn về các cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp thú vị, sáng tạo.
Mục lục bài viết
1. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp kết hợp với trò chơi:
Một trong những phương án để lựa chọn tạo dựng được một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả, thú vị, thầy và trò có thể tham khảo các trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chẳng hạn như:
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên sẽ chuẩn bị một hộp phấn nhưng không có nắp đậy, chất liệu của hộp phấn này có thể bằng giấy, bằng sắt hoặc bằng nhựa, 01 tờ giấy A0 to và vài ba chiếc bút dạ.
Tất cả học sinh trong lớp đều tham gia, mỗi học sinh lấy ra một tờ giấy trắng và chuẩn bị một cây bút trên tay. Học sinh làm việc độc lập mà không nhìn hoặc sao chép câu trả lời của nhau. Học sinh có 3 phút để viết ra mong muốn của mình về một chủ đề hoặc hoạt động, cho biết các em muốn đạt được điều gì hoặc quan tâm đến điều gì. Giáo viên yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này và bỏ vào hộp. Sau đó, giáo viên sẽ yêu cầu mỗi học sinh chọn một mảnh giấy từ trong hộp và chia sẻ mong muốn, hy vọng cũng như mối quan tâm của mình với cả lớp. Giáo viên sẽ chọn một học sinh viết những thông tin này lên tờ giấy A0 có bút viết bảng. Giáo viên tóm tắt những mong muốn, suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của học sinh. Từ đó, giáo viên nhận xét về nhu cầu, sở thích cũng như ước mơ, hoài bão của học sinh. Trò chơi này giúp học sinh mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của mình. Giáo viên cũng có cơ hội hiểu học sinh của mình và có thể đề xuất các hướng dẫn và biện pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi sẽ gây ồn ào trong lớp, ảnh hưởng đến các tiết học tiếp theo. Vì vậy, nhà trường phải tổ chức đồng bộ các hoạt động của tất cả các lớp và chấp nhận sự ồn ào có tính định hướng chứ không phải hỗn loạn.
Một số trò chơi có thể tham khảo:
1. Cao – Thấp – Dài – Ngắn
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai.
Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
2. Tìm tác giả tác phẩm (thơ)
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
3. Đố nghề
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
4. Thi tìm những con vật có từ láy
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, … 4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
2. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp có sự tham gia của phụ huynh học sinh:
Trong một năm học sẽ có những tháng trường học tổ chức các phong trào thi đua như ngày 8/3, 20/11,… giáo viên chủ nhiệm lớp có thể kết hợp đổ chức giờ sinh hoạt lớp có mặt của phụ huynh đại diện.
Giáo viên chủ nhiệm cần lên lịch trình và thông báo đến cho những phụ huynh sẽ tham gia giờ sinh hoạt lớp. Sắp xếp chỗ ngồi cho phụ huynh sát với các học sinh trong lớp tạo không khí thân thiện. Thông qua sự kết hợp này, phụ huynh sẽ nắm được các hoạt động, phong trào thi đua của lớp, của trường, qua đó sẽ đôn đốc các em học sinh tích cực tham gia các phong trào của nhà trường. Việc tổ chức giờ sinh hoạt kết hợp sự tham gia phụ huynh học sinh nêu trên, các học sinh sẽ có hứng thú, tạo không khí lạc quan và đạt hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt lớp.
Việc khuyến khích cuối giờ sinh hoạt, học sinh có thể hát hoặc thể hiện những tài năng khác như múa, đàn, kể chuyện sẽ giúp các học sinh trong lớp tự tin hơn trong cuộc sống. Ví dụ, giáo viên sẽ mời một người hát, học sinh này sau đó có quyền chỉ định người tiếp theo. Hoạt động này còn giúp cả lớp thoải mái hơn, đoàn kết hơn và khuyến khích học sinh yêu lớp mình hơn. Nếu giáo viên cũng góp sức vào hoạt động tìm kiếm tài năng này thì hoạt động sẽ thú vị hơn rất nhiều vì lúc đó khoảng cách giữa giáo viên và học sinh bằng không.
3. Để học sinh tự tiến hành tổ chức giờ sinh hoạt lớp:
Các thầy cô hãy coi đây như một cuộc họp và người chủ trì cuộc họp đó chính là học sinh, ban cán sự lớp học. Các thành viên trong bán cán sự lớp phải có trách nhiệm thống kê, tổng hợp các hoạt động diễn ra trong tuần theo vị trí được phân công. Lớp trưởng là người phân công nhiệm vụ, các lớp phó và các tổ trưởng báo cáo. Thành viên trong ban cán sự lớp nên nêu tên những cá nhân làm việc chưa tốt và những cá nhân xứng đáng được khen thưởng, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu cho tuần tiếp theo.
Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh thời gian thừa nhận lỗi lầm của mình để dạy các em tự nhận thức, cách sửa lỗi và cách sống có trách nhiệm hơn. Trao cho học sinh quyền được thể hiện, tự nhận xét để đảm bảo sự công bằng và khuyến khích các em phát triển cái tôi theo hướng tích cực. Tuyệt đối, giáo viên không được phép ép buộc học sinh của mình làm bất cứ điều gì. Trong cuộc họp này, giáo viên chỉ đóng vai trò thư ký để tổng hợp lại mọi vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối cuộc họp một cách hợp lý nhất.
4. Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Nêu mục đích lí do.
3. Phân công, chuẩn bị các nội dung cần thực hiện
4. Thảo luận tổ, nhóm
5. Tổ chức trình bày – sinh hoạt lớp
6. Giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận xét, những ưu điểm trong tuần, những tiến bộ vượt bậc của các cá nhân, khích lệ đồng thời nhắc nhở, chỉnh sửa, đôn đốc khắc phục những khuyết điểm (nếu có). Mỗi tiết sinh hoạt lớp cần tổ chức lồng ghép với nội dung sinh hoạt theo chủ điểm tháng, từ đó tạo không khí vui vẻ cho học sinh trong lớp. Nội dung này cần được trình bày rất ngắn gọn.