Cán bộ xã có đủ các điều kiện pháp luật quy định, khi già yếu nghỉ việc được trợ cấp thường xuyên hàng tháng. Vậy cách tính trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được hưởng trợ cấp:
Căn cứ
– Cán bộ chuyên trách và nửa chuyên trách của xã khi già yếu (độ tuổi nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi);
– Được cấp trên ra
Lưu ý rằng:
– Nếu có đủ 15 năm công tác giữ các chức vụ trưởng, phó ngành của xã trở lên, trong đó là có 5 năm là cán bộ chuyên trách, hoặc nửa chuyển trách (được tính cả khoảng thời gian làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng của hợp tác xã nhưng khoảng thời gian làm công tác Đảng, chính quyền phải nhiều hơn khoảng thời gian làm công tác hợp tác xã).
– Nếu như bị kỷ luật phải thôi giữ chức vụ thì cả thời gian giữ chức vụ ấy không được tính
– Trường hợp chưa có đủ 15 năm giữ chức vụ trên nhưng có khoảng thời gian hoạt động trước cách mạng tháng Tám cộng lại là đủ 15 năm cũng sẽ được tính để hưởng phụ cấp.
– Cán bộ xã già yếu nghỉ việc được trợ cấp hàng tháng, khi ốm đau hoặc chết đều được hưởng những chế độ như là cán bộ xã cùng chức vụ đang làm việc.
2. Cách tính trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BNV điều chỉnh về mức trợ cấp hằng tháng với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 mức trợ cấp hằng tháng đối với các cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng của các cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 x 1,125.
Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 chính là mức trợ cấp đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với các cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP vào ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT vào ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Cụ thể, Mức trợ cấp của các cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 như sau:
– Đối với các cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: mức trợ cấp là 2.473.000 đồng/tháng;
– Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, nguyên Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: mức trợ cấp là 2.400.000 đồng/tháng;
– Đối với các chức danh còn lại: mức trợ cấp là 2.237.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng đối với các cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được tính như đã nêu trên mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
– Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người mà có mức hưởng trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;
– Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người mà đang có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, qua các cách tính về trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc đã nêu trên thì cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:
– Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, nguyên Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: mức trợ cấp hằng tháng là 3.000.000 đồng/tháng;
– Đối với các chức danh còn lại: mức trợ cấp hằng tháng sẽ là 2.817.000 đồng/tháng.
3. Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc:
Điều 3 Nghị định 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có quy định về nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:
– Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với những đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vào trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo như Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg vào ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người mà đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg vào ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn được hưởng trợ cấp mất sức lao động và những đối tượng được quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 của Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP; hưởng lương hưu theo các quy định tại Nghị định số
– Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với những đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, kể cả là với đối tượng đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP vào ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người mà hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP vào ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số những quy định về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số
Theo quy định trên thì có hai nguồn kinh phí thực hiện việc trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã xin nghỉ việc, bao gồm có ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 11/2023/TT-BNV điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc;
–