Quy định về tiền lương của cán bộ công chức, viên chức? Mức lương cơ bản, cơ sở để tính lương? Cách tính mức lương được hưởng của cán bộ công chức, viên chức mới nhất năm 2021?
Nhà nước luôn có những chính sách hợp lý về tiền lương đối với những người lao động, người làm việc. Một trong những đối tượng được nhà nước đặc biệt quan tâm và có những chính sách cụ thể chi tiết đó là những cán bộ công chức, viên chức. Vậy việc quy định về tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức được nhà nước quy định cụ thể chi tiết ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin hữu ích về vấn đề này
1. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
- 1 Thứ nhất, cán bộ là gì? Công chức là gì? Viên chức là gì?
- 2 Thứ hai, quy định pháp luật về nguyên tắc trả lương cho cán bộ công chức, viên chức
- 3 Thứ ba, quy định về tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức theo chức vụ lãnh đạo
- 4 Thứ tư, quy định về tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức theo từng ban ngành khác nhau
- 5 Thứ năm, quy định pháp luật về phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức
Thứ nhất, cán bộ là gì? Công chức là gì? Viên chức là gì?
+ Công chức được hiểu là người làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
Ví dụ: Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện ;Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện; Thẩm phán; Thư ký tòa án; Kiểm sát viên..
+ Cán bộ được hiểu là những người làm việc tại các đơn vị như cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện
Ví dụ : Thủ tướng; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch Hội đồng nhân dân…
+ Viên chức được hiểu là những người đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Ví dụ: Bác sĩ; Giáo viên; Giảng viên đại học
Thứ hai, quy định pháp luật về nguyên tắc trả lương cho cán bộ công chức, viên chức
Đối với cán bộ công chức viên chức, vì họ là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, trực thuộc Nhà nước nên đơn vị tổ chức trả lương cho họ được trích từ chính ngân sách của nhà nước hoặc từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật. Và đương nhiên, mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức cũng như cách thức trả lương phải nghiêm chỉnh tuyệt đối chấp hành theo đúng với quy định của Nhà nước.
Thứ ba, quy định về tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức theo chức vụ lãnh đạo
Theo đó việc trả lương cho cán bộ công chức, viên chức sẽ được phân cấp theo chức vụ lãnh đạo. Việc quy định về hình thức trả lương theo cấp bậc, chức vụ lãnh đạo được thể hiện qua một số nội dung như sau:
+ Theo điểm b, khoản 1, Điều 5, Nghị định số 92 năm 2009 của Chính phủ ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì, cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204 năm 2004 của Chính phủ ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+Tại điểm a, điểm c, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 03/2010/TT-BNV ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn, cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo
Thứ tư, quy định về tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức theo từng ban ngành khác nhau
Đối với từng cán bộ công chức viên chức làm việc, công tác trong mỗi đơn vị lại có một chế độ và nguyên tắc khác nhau. Việc trả lương theo việc phân bảng thế này giúp cho cán bộ công chức, viên chức dễ dàng trong việc tính toán và nghiên cứu mức lương khi làm việc trong đơn vị, nơi công tác làm việc.
Bảng lương được chia thành các bảng như sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
Thứ năm, quy định pháp luật về phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức
Việc trả lương cho cán bộ công chức viên chức ngoài việc áp dụng nguyên tắc chia theo chức vụ, theo khung bảng lương thì còn được tính theo phụ cấp. Các loại phụ cấp được chia và hiểu theo pháp luật như sau:
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung được hiểu là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho cán bộ, công chức, viên chức khi trong quá trình công tác tại đơn vị. Đối tượng chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao. Phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng cho đối tượng được xếp lương theo các bảng lương căn cứ theo chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, không áp dụng đối với đối tượng chuyên gia cao cấp, cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
+ Phụ cấp kiêm chức danh lãnh đạo được hiểu là phụ cấp cộng thêm cho những đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một đơn vị, cơ quan; Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc
+ Phụ cấp khu vực được hiểu là khoản phụ cấp cho những đối tượng là cán bộ công chức viên chức hiện đang công tác làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
+ Phụ cấp đặc biệt được hiểu là khoản tiền trợ cấp chi trả cho những đối tượng phải đi làm, đi công tác trên địa bàn, khi rời khỏi địa bàn từ một tháng trở lên hoặc đến công tác không tròn tháng thì không được hưởng.
+ Phụ cấp lưu động được hiểu là khoản phụ cấp cộng vào lương cho những đối tượng như người lao động làm nghề, công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư
Tháng 9 này chúng tôi bị trừ 2 ngày lương (1 ngày Phòng chống thiên tai; 1 ngày Bảo vệ trẻ em) . Nhưng có điều tôi băn khoăn muốn hỏi luật sư là lương công chức, viên chức chia bao nhiêu ngày / 1 tháng? Ủng hộ 2 ngày lương trên chia cho 22 ngày là đúng theo quy định không? Cám ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Điểm a3 Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/ND-CP có quy định:
“a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp
Theo đó, tiền lương một ngày làm việc bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
Tại Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ quy định:
“Điều 1. Nay quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là đơn vị).”
Luật sư
Theo các quy định trên, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng, không tính ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật của tháng đó.
Theo như bạn trình bày thì bạn bị trừ 2 ngày lương vào tháng 9 là tháng có 30 ngày, trong đó có 4 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật thì số ngày làm việc trong tháng đó là 22 ngày. Tiền lương ngày của tháng đó bằng tiền lương tháng chia cho 22 ngày công.
Như vậy, cách tính lương một ngày để trừ ủng hộ quỹ từ thiện của cơ quan bạn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.