Định mức giờ dạy của giáo viên các cấp? Cách tính tiền lương dạy thêm giờ, thừa giờ của giáo viên các cấp? Tư vấn pháp luật?
Hiện nay, Khi giáo viên các cấp thực hiện việc truyền các kiến thức tới thế hệ học sinh, sinh viên, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước thì bên cạnh mức lương cứng mà các giáo viên các cấp được nhận thì các giáo viên khi dạy thừa giờ, thêm giờ còn được hưởng thêm khoản tiền dạy thừa giờ, thêm giờ theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy khoản tiền này được quy định như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Bảo hiểm tài sản là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề Bảo hiểm tài sản là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị? vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
-Thông tư 03/VBHN-BGĐT ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2017;
-
–Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT;
-Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC
1. Định mức giờ dạy của giáo viên các cấp
Định mức giờ dạy của giáo viên tiểu học được quy định dưới gói độ pháp lý tại điều 5,6 Thông tư 03/VBHN-BGĐT ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2017 như sau:
– Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
– Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần
– Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết/tuần ở cấp tiểu học
– Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết/tuần đối với giáo viên ở cấp tiểu học
Định mức số tiết của giáo viên tiểu học được tính theo công thức
Định mức số tiết = Số tiết mỗi tuần x số tuần giảng dạy
Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học 23 tiết/tuần x 35 tuần = 805 tiết, giáo viên tiểu học trường dân tộc bán trú và lớp dành cho người tàn tật khuyết tật là 21 tiết/tuần x 35 tuần = 735 tiết.
2. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ, thừa giờ của giáo viên các cấp
Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo các công thức sau:
2.1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ, thừa giờ của giáo viên các cấp
Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
Tiền lương 01 giờ dạy:
2.1.Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề
Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học)/ (Định mức giờ dạy/năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ))/ 52 tuần
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
2.2. Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học)/(Định mức giờ dạy/năm) x 22,5 tuần/52 tuần
2.3.Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).
Trong đó:
– Số giờ dạy quy đổi/năm học được thực hiện theo Khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Khoản 4 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Điều 12 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 2 Điều 11 và Điểm d Khoản 3 Điều 13 Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT; Khoản 3 Khoản 4 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11
– Số giờ dạy tính thêm/năm học được áp dụng đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập được quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT;
– Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 6 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT;
Định mức giờ dạy/năm được tính theo quy định tại các văn bản quy định với các đối tượng là nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập và Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm công tác hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục công lập; đang trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hành trên tàu huấn luyện, được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo. Cụ thể như sau:
– Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
– Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
– Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học);
– Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt là Tổng phụ trách); giáo viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (gọi tắt là cán bộ Đoàn, Hội) ở cơ sở giáo dục phổ thông = (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học);
– Định mức giờ dạy/năm của cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề là tiêu chuẩn giờ giảng tối thiểu quy định tại Điểm b Khoản 3 Mục II và Điểm b Khoản 3 Mục III của Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH.
Định mức giờ dạy/năm của cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp là số giờ giảng dạy quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT;
– Định mức giờ dạy/năm của các đối tượng khác do thủ trưởng đơn vị quyết định cho từng năm học theo các văn bản quy định tại các Điểm a, d, đ, e, f, g, h Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch này.
-Tiền lương làm thêm giờ đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Thông tư liên tịch này thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
-Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật, tổng hợp – hướng nghiệp áp dụng các quy định của Thông tư liên tịch này để thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp
3. Tư vấn pháp luật:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào chuyên gia. Tôi là giáo viên THPT. Tôi có câu hỏi thắc mắc xin nhờ chuyên gia giải đáp, tư vấn. Đầu năm học, Hiệu trưởng có phân công nhiệm vụ giảng dạy và kiêm nhiệm và tổng số tiết trong tuần của từng giáo viên. Do đặc điểm bộ môn Ngữ văn có đến 3-4 tiết/tuần/lớp nên khi phân công thường có sự chênh lệch có giáo viên thừa 1 tiết/tuần nhưng có giáo viên thiếu 1 tiết/ tuần. Vậy đến cuối năm học, giáo viên dạy thừa 1 tiết/ tuần đó có được tính hưởng tăng giờ không hay là lấy số tiết dư của người thừa để trừ đi số tiết thiếu của người thiếu?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, định mức tiết dạy giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần.
Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
Nếu số tiết bạn dạy vượt quá số tiết dạy định mức và bạn thuộc trường hợp trên thì được hưởng lương cho số số tiết học dạy thêm đó. Tiền lương một giờ dạy thêm được xác định bằng 150% tiền lương một giờ dạy thông thường.
Số giờ dạy thêm được hưởng tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại