Khi làm việc tại một doanh nghiệp, những người lao động đặc biệt là người phụ nữ không chỉ quan tâm đến vấn đề công việc mà còn phải chú trọng đến vấn đề về gia đình, trong đó có con cái. Vậy khi con ốm người lao động có được nghỉ không?
Mục lục bài viết
1. Cách tính ngày nghỉ chăm con ốm? Được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm con ốm?
1.1. Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm hay không?
Chế độ ốm đau là khái niệm để chỉ một chế độ mà pháp luật đã quy định dành cho một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp nhằm bù đắp cho họ một phần thu nhập của người lao động khi nghỉ việc do con cái của họ xảy ra hiện tượng ốm đau. Theo quy định tại Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện hành thì có ghi nhận với các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau như sau: Người lao động được xác định là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây:
– Người lao động tham gia làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn theo quy định của pháp luật đó là từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
– Đối với các chủ thể là cán bộ hoặc công chức, viên chức làm việc và hoạt động theo quy định của pháp luật về công chức và viên chức, những chủ thể là công nhân quốc phòng hoặc người làm việc công tác trong các tổ chức cơ yếu theo quy định của pháp luật hoặc công an nhân dân theo quy định của pháp luật về công an nhân dân, sỹ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp hoạt động và làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công an nhân dân, những người làm việc trong công tác cơ yếu thuộc lực lượng của quân đội nhân dân hoặc công an nhân dân Việt Nam;
– Những chủ thể là người quản lý các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện hành có ghi nhận về điều kiện để hưởng chế độ ốm đau như:
– Các chủ thể bị ốm đau hoặc bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, Khi đó họ phải nghỉ việc để chăm sóc sức khỏe và có giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh theo đúng quy định pháp luật của Bộ Y tế;
– Đối với trường hợp ốm đau hoặc tai nạn phải nghỉ việc do các chủ thể đó tự hủy hoại sức khỏe của mình hoặc do sử dụng các chất kích thích ví dụ như ma túy hoặc tiền chất ma túy, do sử dụng rượu bia hoặc các chất thuộc danh mục do Chính phủ quy định thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau;
– Ngoài ra còn bao gồm cả trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh theo đúng thẩm quyền.
Như vậy thì có thể thấy, như phân tích ở trên thì người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng chế độ ốm đau thì con cái của họ bị ốm.
1.2. Cách tính và số ngày nghỉ của người lao động để chăm sóc khi con ốm:
Về cách tính và số ngày nghỉ của người lao động để chăm sóc con khi ốm đau, cần phải căn cứ vào luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Cụ thể là theo Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con ốm như sau:
– Người lao động khi có con ốm thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con ốm trong một năm cho mỗi người con sẽ được tính dựa trên số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu như người con đó dưới ba tuổi, hoặc tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu như người con đó từ đủ ba tuổi đến dưới 7 tuổi. Như vậy thì người lao động chỉ được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm đối với những đứa trẻ dưới 7 tuổi, còn đối với những đứa trẻ trên 7 tuổi thì cha mẹ của họ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau thì con ốm;
– Đối với trường hợp mà cả cha và cả mẹ con đều tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con ốm của mỗi người cha hoặc mỗi người mẹ sẽ được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội nêu trên, người cha sẽ được hưởng chế độ độc lập với người mẹ, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau sẽ được tính theo ngày làm việc thông thường mà không bao gồm cả những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, hoặc các ngày nghỉ hàng tuần theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra thì thời gian người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm còn được quy định cụ thể tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư
Đối với trường hợp trong cùng một thời gian mà người lao động có hai con trở lên dưới 7 tuổi cũng bị ốm đau, thì khi đó thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con ốm của người lao động sẽ được tính bằng thời gian thực tế mà người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, vào thời gian tối đa mà người lao động được nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau trong mỗi một năm cho mỗi người con sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 như đã phân tích ở trên. Đối với trường hợp mà cả cha và cả mẹ của họ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi người để có thể luân phiên nghỉ việc chăm sóc cho con ốm đau.
Đối với trường hợp cả cha và cả mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cùng nghỉ việc để chăm con ốm đau thì khi đó cả cha và cả mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau, điều này có nghĩa rằng không phải là người cha nghỉ thì người mẹ sẽ không được nghỉ và ngược lại, thời gian tối đa để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con cái được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay.
Như vậy có thể căn cứ theo quy định, khi con ốm đau thì người lao động sẽ được nghỉ chăm sóc con với thời hạn tối đa là từ 15 đến 20 ngày làm việc trong một năm.
2. Quy định về mức hưởng chế độ ốm đau khi con ốm:
Mức hưởng chế độ ốm đau khi con ốm của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, cụ thể như sau:
Thứ nhất, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 27 như đã phân tích ở trên, mất hưởng sẽ được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các tháng liền kề trước khi nghỉ để chăm sóc con ốm đau. Đối với trường hợp mà người lao động mới bắt đầu làm việc và người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó bị gián đoạn một khoảng thời gian nhất định mà phải nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên khi mới trở lại làm việc thì sẽ được hưởng mức chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Thứ hai, người lao động được rồi tiếp chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện hành thì mức hưởng được quy định như sau:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Thứ ba, đối với những người lao động mà được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản ba của khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện hành thì mức độ chế độ ốm đau sẽ bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước đó khi họ nghỉ việc.
Thứ tư, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày sẽ được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Theo đó thì có thể thấy, người lao động hưởng chế độ ốm đau khi con ốm được áp dụng theo điều 27 của luật bảo hiểm xã hội năm 2019 như đã phân tích ở trên, vậy thì mất hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khi con ốm sẽ được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong tháng liền kề trước khi họ nghỉ việc.
3. Quy định về điều kiện và cách tính mức hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, thì điều kiện để buồn chế độ ốm đau do con ốm đó là phải đáp ứng được các vấn đề:
– Người có con dưới 7 tuổi bị ốm đau và phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm;
– Phải có xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Vì thế có thể đưa ra một công thức chung để tính mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động khi con ốm như sau: [Lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% ) : 24] x số ngày nghỉ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc.