Cách tính mức án phí dân sự sơ thẩm. Quy định về tiền án phí trong giải quyết tranh chấp dân sự.
Cách tính mức án phí dân sự sơ thẩm. Quy định về tiền án phí trong giải quyết tranh chấp dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp. Tôi đứng tên một cơ sở cơ khí chế tạo máy (chưa có đăng kí kinh doanh), tôi có ký hợp đồng chế tạo máy rửa nông sản và sấy cốc, chén, chai lọ với 1 đơn vị. Trong hợp đồng có ghi "rửa nông sản gừng, riềng, chanh, quất" (không ghi là rửa mức độ nào vì sản phẩm đa dạng) và sấy cốc, chén, chai, lọ ( không ghi là sấy khô mức độ nào). Bây giờ bên nhận họ đưa sản phẩm như trên nhưng có những yếu tố ngoài khả năng đáp ứng nên không đạt kết quả và không được nghiệm thu. Vì vậy cho tôi hỏi tôi có quyền khởi kiện không và trong trường hợp tôi có được mang máy về không? Giá trị máy là 55 triệu, họ đã ứng 30%. Vậy phần còn lại tôi sẽ phải nộp án phí bao nhiêu nếu tôi khởi kiện ra tòa?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12.
2. Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, hợp đồng giữa bạn và đơn vị kia là hợp đồng gia công. Theo Điều 547 Bộ luật dân sự 2005:
"Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công."
Bạn với tư cách là bên nhận gia công có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 551 và Điều 552 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
– Quyền của bên nhận gia công:
+ Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
+ Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công;
+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.
– Bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp;
+ Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
+ Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
+ Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
+ Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
Như vậy, nếu bên nhận gia công không giao đúng chủng loại sản phẩm, hoặc sản phẩm có những đặc tính, yếu tố ngoài khả năng đáp ứng mà không thông báo cho bên nhận gia công, không nghiệm thu. Nếu bên đặt gia công không muốn sử dụng sản phẩm này, hai bên có tranh chấp thì bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án tranh chấp hợp đồng gia công.
Khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm như sau:
– Khi khởi kiện tại Tòa án, thì bạn phải đóng tiền tạm ứng án phí. Mức đóng tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm;
– Trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết.
Như vậy, dựa vào giá trị tài sản có tranh chấp để tính tiền án phí dân sự sơ thẩm. Bạn có thể tham khảo phụ lục ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 để biết cụ thể mức án phí phải đóng.