Cách tính lương hưu mới nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội. Điều kiện hưởng lương hưu khi vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh năm 1966 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 7/2003 với mức lương 1,46 đến tháng 1/2004 nâng lên mức 1,80 tiếp đến tháng 9/2008 thì nâng lên mức 1,99 duy trì đến tháng 9/2014 tôi bị cắt hợp đồng lao động và dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng 01/2015 tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với đăng ký mức lương 3450000 dồng . Vậy luật sư cho hỏi khi nào thì tôi đủ điều kiện để hưởng lương hưu và mức tôi được hưởng sẽ là bao nhiêu tiền . Xin cám ơn ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì bạn sinh năm 1966 và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 7/2003 đến tháng 9/2014. Đến tháng 01/2015 bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại tháng 10/2017 thì bạn đã 51 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 13 năm 11 tháng trong đó thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 11 năm 2 tháng, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2 năm 9 tháng.
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 5
“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
…
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.”
Đồng thời căn cứ vào Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, do thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được 11 năm 2 tháng nên điều kiện hưởng chế độ hưu trí của bạn sẽ áp dụng theo chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a khoản 2 Điều 5
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là đủ 20 năm trở lên;
Như vậy, ở đây bạn là nam năm này bạn mới được 51 tuổi và có 13 năm 11 tháng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối chiếu với quy định trên thì về tuổi bạn còn thiếu 9 tuổi, về thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì bạn còn thiếu 6 năm 1 tháng. Như vậy, bản phải đóng bảo hiểm thêm 6 năm 1 tháng nữa và phải chờ đến năm 2026 bạn mới đủ điều kiện hưởng lương hưu.
>>> Luật sư tư vấn về cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện: 1900.6568
Về mức hưởng lương hưu: do bạn muốn nghỉ hưu vào năm 2026 chưa thể khẳng định được chính xác mức hưởng lương hưu của bạn như thế nào bởi hiện tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn đang có hiệu lực nhưng đến năm 2026 thì chúng tôi chưa thể khẳng định văn bản này có được áp dụng hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 để biết thêm cách tính lương hưu là như thế nào. Cụ thể:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định cách tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
…
4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)] / (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)
Trong đó:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
Do vậy, mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Về tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của
– Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Trên đây là cách tính hưởng lương hưu mang tính tương đối, khi bạn tới cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưu trí thì bạn sẽ được nhân với hệ số tương ứng thì mức hưởng lương hưu của bạn sẽ thay đổi.