Cách thức đặt tên doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh. Đặt tên doanh nghiệp khi mở Công ty cần đáp ứng điều kiện gì? Đặt tên địa điểm kinh doanh như thế nào để hợp pháp?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện về tên doanh nghiệp:
Để chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có một công việc rất quan trọng và người thành lập doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng đó là đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thể trở thành tài sản có thương hiệu, giá trị cao khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khách hàng có thể biết đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đặt tên cho doanh nghiệp bên cạnh việc theo nhu cầu, mong muốn của chủ doanh nghiệp thì còn phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại
+ Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Trong trường hợp tên dự kiến của doanh nghiệp vi phạm những điều cấm của pháp luật hoặc bị trùng, gây nhầm lẫn thì Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận việc đặt tên đó.
Theo quy định tại Điều 38
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, bao gồm:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”,
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước và các tổ chức khác theo quy định
Tên doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Vi phạm truyền thống, đạo đức, văn hóa
Tên doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Pháp luật quy định về tên doanh nghiệp là đúng đắn nhằm hạn chế, khắc phục việc mạo danh, giả danh, mượn danh của các doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh và tình trạng dễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, gây ra những ảnh hưởng không tốt với cộng đồng doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh.
Đồng thời cũng theo nội dung Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
2. Cách thức đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:
Luật Doanh nghiệp cũng đã định nghĩa chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
1.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp; 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể
Việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020:
1.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp; 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; 3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể
Trước đây,
Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này, theo đó, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi chưa có chi nhánh.
Về địa điểm kinh doanh, pháp luật đã bãi bỏ quy định doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, theo đó, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi chưa có chi nhánh: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về địa điểm kinh doanh như sau: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”; “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh”. Như vậy, trong thời gian pháp luật quy định, chủ thể kinh doanh phải có trách nhiệm thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan ĐKKD.