Bộ tài chính quy định cụ thể về chế độ hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng trên đất thuê trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC, mời bạn đọc tham khảo
Mục lục bài viết
- 1 1. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng (nguyên vật liệu trực tiếp):
- 2 2. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
- 3 3. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:
- 4 4. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí sản xuất chung:
1. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng (nguyên vật liệu trực tiếp):
Hạch toán đối với tài khoản kế toán sử dụng:
Hạch toán TK 621 – chí phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Dựa trên Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi phí vật liệu)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Theo quy định, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ bao gồm:
Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp. Hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp.
– Về nguyên tắc hạch toán khoản mục này được quy định như sau:
Dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho gồm giá bình quân gia quyền; giá nhập trước, xuất trước, thực tế đích danh, nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó.
– Trường hợp có thì phải tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất vào cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành nhằm mục đích để thực hiện giảm trừ các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình.
– Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý (tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu,…) nếu như điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
2. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
Đối với trường hợp này thực hiện hạch toán tương tự như ngành công nghiệp.
Tài khoản để sử dụng hạch toán chi phí xây dựng là TK622.
Bản chất TK622 dùng để phản ánh chi phí lao đông trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Lưu ý: chi phí lao động này gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý và lao động thuê ngoài.
Phương pháp hạch toán TK 622 như sau:
Nợ TK 622 (Chi phí nhân côn gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định).
Có TK154 – chi phí sản xuất dở dang.
3. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:
Dựa trên Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (số chi phí trên mức bình thường)
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
Máy móc thi công được hiểu là các loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình, ví dụ như máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,… (kể cả loại máy phục vụ xây, lắp).
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công này bao gồm các chi phí cho các máy thi công với mục đích là để thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy.
– Khoản chi phí dùng để sử dụng máy móc thi công sẽ gồm:
+ Khoản chi phí thường xuyên như: chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy,…Chi phí vật liệu; Chi phí công cụ, dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy,…); Chi phí khác bằng tiền.
+ Khoản chi phí tạm thời như: Chi phí công trình tạm thời cho máy thi công gồm có lều, lán, đường ray,… Chi phí sửa chữa lớn cho máy thi công như dùng để đại tu, trùng tu,…
Lưu ý: Khoản chi phí tạm thời của máy có thể được phát sinh trước, sau đó thực hiện phân bổ dần vào Nợ tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ.
4. Hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng khoản mục chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338,…
Đối với chi phí sản xuất chung được hiểu dùng để phản ánh các chi phí sản xuất của đội, công trường như lương của nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng; các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; các khoản khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội,…
– Trường hợp xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, ghi như sau:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
– Trường hợp có phát sinh các chi phí sửa chữa và bảo hành công trình gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các tài khoản chi phí có liên quan, ghi như sau:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,…
– Trường hợp vào thời điểm cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tổng hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
– Trường hợp công việc sửa chữa bảo hành công trình xây lắp hoàn thành và được bàn giao cho khách thì ghi như sau:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Trường hợp khi hết hạn bảo hành công trình xây lắp, công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh có sự chênh lệch phải hoàn nhập thì ghi như sau:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 711 – Thu nhập khác.
– Trường hợp vào cuối kỳ hạch toán, thực hiện phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan dựa trên Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, ghi như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không tính vào giá thành công trình xây lắp).
Cần lưu ý về TK623 như sau:
– Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.
– TK 623 chi phí sử dụng máy thi công có 6 TK cấp 2, cụ thể:
+ TK 6231 – Chi phí nhân công: Dùng phản ánh lượng chính, lượng phu và phụ cấp lượng phải trả cho công nhân trực tiếp dùng để điều khiển xe, máy thi công với khoản tiền ăn Công nhân trực tiếp điều khiến xe và máy thi công, phục vụ máy thi công tính cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân này.
Lưu ý: tài khoản này không phản ánh các khoản trích về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,.. tính dựa trên tỷ lệ trên tiền lương công nhân được sử dụng, máy thi công.
+ TK 6232 – Chi phí vật liệu: nội dung phản ánh các khoản chi phí nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ … và các vật liệu khác phục vụ cho xe máy thi công.
+ TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất: nội dung phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
+ TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: nội dung phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, thuê ngoài sửa chữa xe,…
+ TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác: nội dung phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao động nữ,…
+ TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công: nội dung phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số