Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không? Trốn nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không? Cách giải quyết trường hợp công dân trốn nghĩa vụ quân sự? Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao?
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng kí thực hiện nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến tuổi theo quy định sẽ tham gia theo lệnh gọi nhập ngũ của quân đội nhân dân Việt Nam.
Nếu có nhu cầu sẽ tự nguyện đăng kí tham gia đối với nam từ đủ 17 tuổi và đối với nữ từ đủ 18 tuổi sẽ đăng kí tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã, trường hợp nữ sẽ không bắt buộc. Công dân ở đây sẽ phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, phục vụ dự bị trong các trường hợp khi hết tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ trong công an nhân dân. Những vấn đề này được quy định cụ thể trong
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nghĩa vụ quân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư
Thứ nhất, hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật nghĩa vụ quân sự, trừ những trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự 2015
– Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự: Liên quan đến vấn đề về điều kiện sức khỏe được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự ở đây ở đây còn có rất nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ cần bị cận thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, chỉ cần đeo kính đi khám là mặc nhiên bị cận, về vấn đề cận thị được quy định tại Khoản 3, Điều 4, quy định về tiêu chuẩn tuyển quân trong đó có nói đến tiêu chuẩn sức khỏe ở đây, trường hợp cận từ 1.5 diop trở lên và kèm theo sức khỏe loại 3 hoặc cận từ 3 diop trở lên thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Một người khi đã bị cận và xác định được mức độ cận thị của mình thì khi đi khám nghĩa vụ quân sự nếu có nên mang theo giấy khám mắt đo độ cận được cấp bởi bệnh viện cấp Quận, Huyện trở lên để chứng minh tình trạng sức khỏe của mình. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không có nghĩa là được miễn hoàn toàn tham gia nghĩa vụ quân sự, những người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong kì gọi nhập ngũ lần này còn lần tới sẽ vẫn phải có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm việc chấp hành lệnh gọi đăng kí nhập ngũ, tham gia khám sức khỏe, tham gia huấn luyện theo kế hoạch Hội đồng nghĩa vụ quân sự, được tiếp tục tạm hoãn nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 41 chứ không có quy định về số lần tối đa được tạm hoãn.
– Được miễn nghĩa vụ quân sự khi: được quy định khá cụ thể tại Điều 41 của Luật này khi mà không có nhiều tranh cãi theo đó người được miễn nghĩa vụ ở đây là con liệt sĩ, con thương binh hạng một hoặc con một của thương binh hạng hai, của người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, …
Thứ hai, xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự và hình phạt tương ứng
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu thì mức phạt ở đây giao động từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
– Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm được ghi trong giấy tập trung sơ tuyển mà không có lý do chính đáng, kể cả trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự cũng phải đến tập trung sơ tuyển, nếu không cũng sẽ bị xử phạt theo quy định. Kèm theo áp dung biện pháp khắc phục hậu quả bổ sung là buộc thực hiện hiện nghĩa vụ sơ tuyển theo đúng kế hoạch của Hội đồng sơ tuyển quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng hình phạt bổ sung này
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm nơi kiểm tra, khám sức khỏe theo giấy triệu tập nếu không có lý do chính đáng. Phạt từ 2.000.000 đồng 4.000.000 đồng đối với hành vi làm gian dối, làm sai lệch kết quả sức khỏe để nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự, ví dụ như làm
– Phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối vớ hành vi không có mặt nơi tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng, sau khi phạt tiền thì buộc người vi phạm phải thực hiện nhập ngũ theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định hình phạt bổ sung buộc phải thực hiện nhập ngũ theo quy định
Trường hợp được xem là có lý do chính đáng như sau: người phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian khám sức khỏe, lệnh kêu gọi nhập ngũ mà bị ốm, có xác nhận của bác sĩ trong trường hợp cần có thời gian nghỉ ngơi, điều trị hoặc người thân của người này bao gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, vợ, con đẻ, con nuôi của người này bị ốm nặng, hoặc chết nhưng chưa tổ chức tang lễ; nhà ở của người này hoặc người thân bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn trong trường hợp bất khả kháng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và người thân; ngoài ra trường hợp người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự ở đây nếu đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết ấn về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mức phạt ở đây là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, mức phạt cũng không hề nhẹ nên mọi người không nên trốn tránh nghĩa vụ quân sự làm gì trong khi đây là trách nhiệm của công dân để phục vụ đất nước. Một mức phạt hình sự cao hơn đó là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu cố tình gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình, lôi kéo người khác cùng thực hiện để làm ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe mục đích để nhằm ghi nhận không đủ điều kiện sức khỏe là một hành vi gian dối bị lên án.
Do đó người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt tiền theo Nghị định 120/2013 NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu hoặc bị xem xét xử phạt tù theo
Mục lục bài viết
1. Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho em hỏi em trai em trốn nghĩa vụ quân sự, không di tập trung theo giấy triệu tập đã gửi về nhà thì em trai em có bị gì không vậy? Có bị đi tù không? Em cảm ơn luật sư
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 259 Bộ luật Hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự quy định:
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Bạn không nói rõ trong thông tin là em bạn đã bị triệu tập gọi đi nghĩa vụ quân sự chưa, hay lần này mới là lần đầu tiên. Nên chúng tôi sẽ coi em bạn có lệnh triệu tập đi nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Đối với trường hợp của em bạn là trốn tránh nghĩa vụ quân sự nếu chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc nếu là lần đầu tiên trốn tránh thì sẽ bị xử phạt về hành chính trước.
Nếu sau khi có lệnh triệu tập các lần tiếp theo mà vẫn trốn tránh không tự giác đến nơi triệu tập theo giấy gọi tham gia nghĩ vụ quân sự thì sẽ bị khởi tố hình sự theo Điều 259 Bộ luật Hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và khung hình phạt mà em bạn phải chịu khi bị khởi tố sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Việc quyết định mức phạt đối với em bạn sẽ do Tòa án thụ lý khởi tố quyết định khi đã có sự xem xét các nguyên nhân, tình tiết, nhân thân của em bạn để có căn cứ xử lý theo mức phạt phù hợp.
2. Trốn nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho cháu hỏi cháu trốn nghĩa vụ quân sự thì cháu có bị truy cứu hình sự hay không ạ? Cảm ơn luật sư nhiều.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 259, Bộ luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã quy định như sau:
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội”.
Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:
+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quan sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi, nhưng không đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quan sự hoặc đến không đúng thời gian, địa điểm đăng ký…
+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quan sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.
+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quan sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về nên không thực hiện được trương trình huấn luyện.
Cơ sở để xác định hành vi vi phạm thuộc tội này là quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Những hành vi nêu trên chỉ bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xoá án tích về hành vi này mà còn vi phạm. Hành vi “trốn tránh” nếu thực hiện trước khi địa phương giao quân cho đơn vị quân đội tiếp nhận thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi này xảy ra sau đó thì chỉ có thể cấu tội đào ngũ.
Như vậy, với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự như vậy, bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Cách giải quyết trường hợp công dân trốn nghĩa vụ quân sự
Tóm tắt câu hỏi:
Trên địa bàn xã tôi có một công dân trốn nhận quân trang, trốn nhập ngũ từ ngày 19/02/2016. Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã và huyện cùng các ban ngành của xã đã vào động viên, lập biên bản nhiều lần đồng thời yêu cầu gia đình gọi con, cháu mình về nhưng đến nay chưa có mặt tại địa phương. Vậy tôi xin hỏi trường hợp này xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp vi phạm quy định về nhập ngũ như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Theo đó , người này sẽ bị sẽ bị phạt tiền từ 1.500.00 đồng đến 2.500.000 đồng và bị buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Trong trường hợp Nếu đã xử lý hành chính mà bạn không chấp hành, thì người này có thể bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 259 “Bộ luật hình sự năm 2015”:
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:
+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quan sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi, nhưng không đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quan sự hoặc đến không đúng thời gian, địa điểm đăng ký…
+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quan sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.
+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quan sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về nên không thực hiện được trương trình huấn luyện.
Như vậy, anh này có thể bị xử lý về tội phạm này và Hội đồng NVQS xã và huyện bạn có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự tới cơ quan công an nếu người này đã bị xử lý hành chính mà bạn không chấp hành.
4. Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ cho em hỏi..bạn em trúng NVQD trong năm nay, nếu có lệnh gọi nhập ngũ mà không đi thì sẻ xử phạt như thế nào? Nếu bị phạt rồi phải đợi tới năm sau hay có thể gọi lại bất cứ lúc nào trong năm nay và như này sau thì có khám lại sức khoẻ không ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41
Như vậy, việc không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đã có lệnh gọi; không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng… được coi là hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 10, Luật nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5
“Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng”.
Nếu trong trường hợp người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Tùy theo tính chất mức độ, mức độ, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Tại thời điểm gọi nghĩa vụ quân sự, sẽ tiến hành khám nghĩa vụ quân sự để xem xét yếu tố xét tuyển quân sự.