Trách nhiệm dân sự? Các trường hợp miễn trách nhiệm theo Bộ luật dân sự 2015?
Trong quan hệ dân sự quyền và nghĩa vụ giữa các bên được xác lập với nhau và từ đó trách nhiệm dân sự là sự ràng buộc đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với cá nhân trong mối quan hệ dân sự đó. hay còn gọi cách khac đó chính là trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi có vi phạm trong quan hệ dân sự. Bên cạnh đó có các Các trường hợp miễn trách nhiệm theo
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân sự 2015
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Trách nhiệm dân sự
1.1. Trách nhiệm dân sự là gì?
Theo đó trách nhiệm dân sự là sự ràng buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự, đó được coi là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự, trách nhiệm dân sự bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại và nếu hiểu theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi và chỉ khi có vi phạm dân sự.
Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm trên thực tế và với trách nhiệm pháp lý, khi đó trách nhiệm đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và gây hậu quả bất lợi được áp dụng đối với những người phải chịu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật và đó là hậu quả của hành vi vi phạm đồng thời trách nhiệm pháp lý thể hiện được sự răn đe đối với những hành vi vi phạm và thể hiện sự răn đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm
1.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân sự, hay có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại đối với người khác. Sự thỏa thuận của các bên là cơ sở hình thành nghĩa vụ dân sự. Vậy nên, việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể. Ngoài ra, còn phải dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ đấy có gây ra thiệt hại cụ thể và có mối quan hệ nhân quả giữa nghĩa vụ và thiệt hại hay không?
Như vậy, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: lỗi, có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện nghĩa vụ và thiệt hại vật chất.
1.3. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Đặc điểm thứ nhất đó là trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản
Trong quan hệ dân sự, các bên thỏa thuận với nhau để thực hiện một giao dịch nhằm hướng đến một lợi ích nhất định.
Mỗi bên sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận đối với nhau.
Việc một bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
Lợi ích mà một bên bị thiệt hại sẽ được giá trị bằng một lượng tài sản nhất định mà bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường.
Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong mỗi giao dịch dân sự, cho nên, trách nhiệm trong dân sự chính là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản đối với các bên trong quan hệ dân sự.
Đặc điểm thứ hai đó là về chủ thể chịu trách nhiệm dân sự là các chủ thể của quan hệ dân sự:
Trong dân sự, nghĩa vụ của chủ thể này là quyền của chủ thể khác.
Việc một bên vi phạm nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại.
Đặc biệt, trách nhiệm dân sự phát sinh từ nghĩa vụ dân sự, cho nên các chủ thể của nghĩa vụ dân sự cũng là chủ thể của trách nhiệm dân sự.
Cụ thể, cá nhân, tổ chức, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Đặc điểm thứ ba đó là trách nhiệm dân sự nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm:
Trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Việc không thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
Cho nên đương nhiên, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự để đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích đã xâm phạm.
Ví dụ: Trong
A mua 100 con gà với mục đích sản xuất thịt gà khô xuất khẩu.
Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bên B đã giao hàng không đúng số lượng đã thỏa thuận, dẫn đến A chịu phải những thiệt hại nặng nề.
Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về việc giao tài sản không đúng số lượng trong hợp đồng mua bán như sau:
“1.Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.”
Như vậy, trong tình huống hợp đồng mua bán gà trên, B đã vi phạm hợp đồng và B phải chịu trách nhiệm vật chất đối với hành vi của mình.
Đó là B phải bồi thường thiệt hại cho bên A khi việc giao sai số lượng đã làm bên A không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Theo đó, căn cứ vào các đặc điểm về trách nhiệm dân sự mà chúng tôi đã nêu như trên có thể dễ dàng xác định trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể vi phạm và căn cứ vào đó để bảo vệ lợi ích chính đáng đối với các bên quan hệ dân sự với nhau khi ký kết hợp đồng giao dịch dân sự
2. Các trường hợp miễn trách nhiệm theo Bộ luật dân sự 2015
Loại trừ trách nhiệm dân sự đó là một thuật ngữ dùng để thể hiện sự loại trừ những hậu quả pháp lý mà bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trước bên có quyền khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc loại trừ trách nhiệm dân sự là việc vừa đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao kết hợp đồng, vừa đảm bảo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vừa hạn chế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm. Có ba trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự cụ thể như sau:
Thứ nhất, loại trừ trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật dân sự 2015, theo đó để được loại trừ thì cần đáp ứng đủ ba điều kiện là sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ phải có mối quan hệ nhân quả với nhau và khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để khắc phục, nhưng không thể khắc phục được và đã vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, loại trừ trách nhiệm dân sự do lỗi hoàn toàn của bên có quyền căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 302 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền”.
Hay tại khoản 2 Điều 448 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:
“Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua”.
Bên có nghĩa vụ ngoài việc phải chứng minh mình không có lỗi, vừa phải chứng minh lỗi thuộc về bên có quyền thì lúc đó mới được loại trừ trách nhiệm dân sự
Thứ ba, loại trừ trách nhiệm dân sự do thỏa thuận trong hợp đồng: Ngoài những căn cứ để loại trách nhiệm dân sự do Bộ luật dân sự 2015 quy định thì các bên có thể tự thỏa thuận trong hợp đồng những điều kiện khác mà các bên không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện đó. Điều này được thể hiện qua khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 và điểm a khoản 1 Điều 294
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp để tư vấn về vấn đề Các trường hợp miễn trách nhiệm theo Bộ luật dân sự 2015 và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định cua pháp luật hiện hành