Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp? Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp?
Giám định tư pháp là quá trinh phục vụ trong hoạt động tố tụng để xác minh những yếu tố cần giám định bản chất thế nào…đưa ra những kết quả giám định phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Nhưng trong một số trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. vậy các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp là những trường hợp nào?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp:
Căn cứ theo quy định tại điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp Luật giám định tư pháp 2020 quy định cụ thể:
1.1. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:
+ Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định;
+ Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;
+ Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.
Như vậy chúng ta có thể thấy tổ chức giám định tư pháp có quyền cụ thể được hiểu đó là cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định lý do cần phải thực hiện những điều này đó là ngoài kinh nghiệm và kiến thức về giám định ra thì cần phải có thông tin để tiến hành hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện. Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp.
Ngoài ra pháp luật còn đề ra quyền từ chối giám định tư pháp đối với những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. bên cạnh đó còn dược nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp có thể thấy pháp luật tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp với mục đích để hoạt động này có thể phát triển theo hướng tích cực nhất và tuân thủ đúng theo quy định mà pháp luật đề ra.
1.2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp Luật giám định tư pháp 2020 quy định cụ thể:
” 2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn.
Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định;
b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết;
c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;
d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn;
đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.”
Như vậy có thể thấy song song với quyền chính là nghĩa vụ phải thực hiện đối với hoạt động này. Theo đó để thực hiện tốt hợt động này thì tổ chức giám định tư pháp cần thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ của mình như chúng tôi đã nêu trên và thực hiện những chính sách đổi mới nhận thức về giám định tư pháp vừa là đòi hỏi từ phía Nhà nước vừa là đòi hỏi đối với công dân, tổ chức và chính đội ngũ những người làm giám định tư pháp, vì chỉ khi nhận thức đúng vai trò giám định tư pháp, Nhà nước mới tổ chức, quản lý tốt hoạt động giám định tư pháp. Theo đó chúng tôi thấy cần có những giải pháp ví dụ như tổ chức tập huấn, quán triệt nhận thức của các ngành, các cấp về bản chất, vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội trong xã hội hiện nay, hay phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp cho đội ngũ người tiến hành tố tụng.
Như vậy, để góp phần tích cực cho sự phát triển trong hoạt đông tư pháp thì tổ chức tiến hành hoạt động tư pháp cần thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ khi hành nghề để tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động này.
2. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp:
Căn cứ theo quy định tại điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Như vậy có thể thấy trong hoạt động giám định tư pháp thì pháp luật chia ra hai trường hợp không được -thực hiện giám định tư pháp đó là đối với cá nhân và tổ chức trong một số trường hợp, cụ thể có thể hiểu như sau:
Thứ nhất, đối với cá nhân nếu thuộc trường hợp do pháp luật quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, trong trường hợp này thì khi từ chối giám định, trong thời hạn theo quy định là trong vòng 5 ngày làm việc, thời gian được tính kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, người giám định phải thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định lý do theo quy định, và một trường hợp nữa đó là “giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định” điều này nhằm mục đích để quá trình giám định đưa ra kết quả của người giám định khác xem có khớp với kết quả giám định lần 1 hay không từ đó để cho người giám định và người yêu cầu giám định có cái nhìn thực tế và khách quan hơn.
Thứ hai, đối với tổ chức pháp luật quy định phải từ chối giám định nếu “Có quyền lợi mà lại tham gia giám định thì liệu kết quả đó có thật sự khách quan hay không? Có được bên còn lại chấp nhận hay không? Để tránh xảy ra những mâu thuẫn và tranh chấp có thể phát sinh nên chúng tôi cho rằng quy định này là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra đối với trường hợp Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức giám định làm việc không minh bạch và chính xác thì trường hợp này cũng không được thực hiện giám định vì mục đích của giám định để xác thực cho mọi người biết đâu là sự thật. Nhưng nếu giám định mà người yêu cầu giám định vấn đặt ra nghi vấn thì quá trình giám định đấy theo chúng tôi nghĩ là rất vô nghĩa.