Hình phạt tử hình là gì? Hình phạt từ hình tiếng anh là gì? Các tội phạm áp dụng tử hình? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình? Hình thức và trình tự thi hành án tử hình? Thực tiễn thi hành án tử hình ở nước ta?
Tử hình là hình phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt đối với người phạm tội. Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Vậy những tội phạm nào áp dụng hình phạt tử hình, thủ tục thi hành ra sao và án tử hình ở nước ta được thi hành như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu rõ hơn về hình phạt tử hình theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự 2019.
1. Hình phạt tử hình là gì?
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do
Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ.
2. Hình phạt từ hình tiếng anh là gì?
Tử hình tiếng anh là “Death sentence”.
3. Các tội phạm áp dụng tử hình?
Hiện nay, Bộ Luật hình sự áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đối với các tội sau:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Các tội xâm phạm quyền sở hữu
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Tội phạm liên quan đến ma túy
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Các tội phạm về chức vụ
Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội ác chiến tranh
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình?
Điều 79 Luật thi hành án hình sự 2019 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình như sau:
“1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
b) Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
đ)
e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.”
5. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình?
Theo điều 82 Luật thi hành án hình sự 2019:
“1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
6. Thực tiễn thi hành án tử hình ở nước ta?
Qua thực tiễn quy định của các Bộ luật Hình sự từ trước đến nay, có thể thấy việc thi hành án tử hình ở nước ta có nhiều thay đổi cả về hình thức tử hình lẫn các tội danh được quy định áp dụng hình phạt tử hình. Thay đổi lớn nhất đó là việc hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc vào tháng 11 năm 2011 sau khi Luật Thi hành án hình sự (điều 59) được Quốc hội thông qua.
– Sau quy định về hình phạt tử hình của
– Hình phạt tử hình áp dụng chủ yếu đối với các tội phạm giết người, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy; hiếp dâm trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
– Trên thực tiễn, đối với những tội phạm mặc dù hàng năm bị áp dụng hình phạt tử hình nhiều nhất nhưng tình hình tội phạm đó trong vẫn có xu hướng tăng.
– Phân tích số liệu các tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình từ năm 1993 đến 2010 SO với danh mục các điều luật về tội phạm có quy định hình phạt tử hình, cho thấy, những trường hợp phạm các tội sau đây trong thực tiễn không bị áp dụng hình phạt tử hình: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ( ví dụ: Tội phản bội tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội phá hoại cơ sở vật chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Tội chống mệnh lệnh; Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; các tội phạm quốc tế.
Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi cấp thiết là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự với việc bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện phát triển và đạo đức của người Việt Nam.