Tử hình là gì? Tử hình tiếng anh là gì? Các tội danh áp dụng hình phạt tử hình?
Hình phạt tử hình là một hình phạt được quy định trong
Căn cứ pháp lý:
–
1. Tử hình là gì?
1.1. Tử hình là gì?
Theo như thuật ngữ Luật học thì: “Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tổ tưng chặt chẽ.
Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 30
Khái niệm hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 40
Như vậy, có thể khái quát về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, do
1.2. Đặc điểm của hình phạt tử hình
Thứ nhất, hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, dẫn đến hậu là tước đoạt mạng sống của người phạm tội, không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này. Hình phạt tử bình tước bỏ quyền được sống là quyền tự nhiên quan trọng nhất của con người. Áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong đời sống xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng”.
Thứ hai, xuất phát đặc điểm nêu trên, hình phạt tử hình có tính chất không thể khắc phục nếu được thi hành Bởi nếu ở những hình phạt khác, thì khi phát hiện có oan sai, chúng ta vẫn có thể khắc phục được hậu quả. Những người bị kết án tử hình thi sau đó dù có chứng minh được người đó hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào để khôi phục quyền sống của họ.
Thứ ba, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự trong những trường hợp nghiêm trọng. Không phải đối với mọi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều quy định hình phạt tử hình; và nếu Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tử hình trong chế tài thì không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng.
Thứ tư, do tính chất đặc biệt nghiêm khắc, tước đoạt mạng sống của con người, hình phạt tử hình không bao giờ được quy định độc lập trang chế tài tội phạm. Hình phạt tử hình được quy định trong chế tài lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Thứ năm, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án và mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân khác trong xã hội phạm tội.
Thứ sáu, quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự vẫn không trái với nguyên tắc nhân đạo vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng loại trừ nguy cơ đe dọa công đông. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh, và loại trừ việc áp dụng hoặc thi hành đối với một số người là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội, khi bị xét xử hoặc khi thi hành án.
1.3. Mục đích của hình phạt tử hình
Mục đích của hình phạt tử hình chính là sự phản ánh rõ nét bản chất xã hội, bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng. Trước đây, nếu các nhà làm luật quy kết người phạm tội là kẻ đã gây ra tội ác và ác giả ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc lạm dụng hình phạt tử hình Các hình thức thi hành hình phạt tử hình trong trường hợp đó cũng đã man, tàn khốc hơn, thể hiện mục đích “trả thù” người phạm tội. Dần dần các quan điểm tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên tuy vẫn duy trì ở đa số các nước nhưng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để “trừng trị” họ.
Nói chung, hình phạt tử hình có mục đích: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới( phòng ngừa riêng); ngăn ngừa người khác phạm tội( phòng người chung). Đó chính là kết quả thực tế cuối cùng mà nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.
Nói chung là một hình phạt trong hệ thống hình phạt, hình phạt tử hình cũng nhằm đạt được mục đích chung của hình phạt. Tuy nhiên, đối với hình phạt tử hình thì mục đích giáo dục cải tạo người bị kết án không đặt ra. Vì thông thường do tinh chất tội phạm mà họ gây ra, Tòa án nhận định rằng người phạm tội không còn khả năng giáo dục cải tạo. Và khi bị kết án tử hình, họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, không có cơ hội giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng ngừa riêng là ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Bởi các nhà làm luật xét thấy rằng người phạm tội bị kết án tử hình là những người không thể cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với xã hội. Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thiết hơn cả. Có thể nói, trong tất cả các loại hình phạt được áp dụng chỉ có hình phạt tử hình có hiệu quả ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới cao nhất, mang tinh tuyệt đối. Bởi vì một người đã chết không thể tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ đến khoa học luật hình sự như: Tội phạm học, Tâm lý học tội phạm, xã hội học hình sự.
2. Tử hình tiếng anh là gì?
Tử hình tiếng Anh là “Death sentence”
3. Các tội danh áp dụng hình phạt tử hình?
Theo quy định tại Điều 40, Bộ luật Hình sự 2015 thì Hình phạt được thể hiện như sau:
Tử hình sẽ không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Tử hình cũng không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Người đủ 75 tuổi trở lên;
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Ngoài ra, trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40, Bộ luật Hình sự 2015 hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Các tội danh áp dụng hình phạt tử hình bao gồm::
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
– Tội phản bội Tổ quốc ( Điêu 108)
– Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ( Điều 109)
– Tội gián điệp (Điều 110)
– Tội bạo loạn( Điều 112)
– Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân ( Điều 113)
– Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 114)
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người:
– Tội giết người( Điều 123)
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ( Điều 142)
Tội phạm liên quan đến ma túy:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ( Điều 194)
Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Điều 299. Tội khủng bố
Các tội phạm về chức vụ
Điều 353. Tội tham ô tài sản
Điều 354. Tội nhận hối lộ
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp:
Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội ác chiến tranh:
Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
Điều 422. Tội chống loài người
Điều 423. Tội phạm chiến tranh