Mặc dù pháp luật đã quy định bắt buộc phải thực hiện thủ tục sang tên xe sau khi mua bán, tuy nhiên tình trạng sử dụng xe không chính chủ sau khi mua bán vẫn đã và đang diễn ra vô cùng phổ biến. Có thể kể đến các rủi ro khi mua bán xe ô tô, xe máy cũ nhưng không sang tên trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Các rủi ro khi mua bán xe ô tô, xe máy cũ không sang tên:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi bán xe, chủ phương tiện phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, sau đó nộp cho cơ quan đăng ký xe để thực hiện thủ tục thu hồi. Thời hạn để chủ phương tiện làm thủ tục thu hồi được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày làm giấy tờ mua bán. Trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày tuy nhiên chủ phương tiện vẫn không làm thủ tục thu hồi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục thu hồi. Mặc dù pháp luật đã quy định vô cùng chặt chẽ tuy nhiên tình trạng sử dụng phương tiện không chính chủ sau khi mua bán xe máy cũ, xe ô tô cũ vẫn đang diễn ra vô cùng phổ biến. Có thể kể đến một số rủi ro có thể gặp phải khi mua bán xe cũ không sang tên như sau:
Thứ nhất, người bán có thể bị phạt lỗi không thu hồi đăng ký, biển số xe. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, có quy định khi bán, tặng cho, thừa kế, phân bổ, góp vốn, trao đổi, điều chuyển xe, chuyển quyền sở hữu phương tiện thì chủ xe cần phải có trách nhiệm như sau:
– Chủ phương tiện cần phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, sau đó nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe để thực hiện thủ tục thu hồi. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện kèm theo biển số xe trúng đấu giá thì chủ phương tiện cần phải nộp cho cơ quan đăng ký xe giấy chứng nhận đăng ký xe để thực hiện thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật;
– Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu phương tiện, chủ xe cần phải thực hiện thủ tục thu hồi. Trong trường hợp quá thời hạn nêu trên tuy nhiên chủ phương tiện vẫn không thực hiện thủ tục thu hồi hoặc giao giấy chứng nhận đăng ký xe, giao biển số xe cho tổ chức/cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe để thực hiện thủ tục thu hồi tại cơ quan có thẩm quyền thì trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện về hành vi không thực hiện thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành quy định về thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm là chủ phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 30 của
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm là chủ phương tiện xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 30 của
Thứ hai, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm về các vi phạm liên quan đến phương tiện đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, trong trường hợp chủ phương tiện không thực hiện thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu phương tiện thì chủ phương tiện vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi liên quan trực tiếp đến phương tiện đó.
Thứ ba, người mua có thể bị phạt với lỗi không sang tên phương tiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, có quy định sau khi chủ phương tiện làm thủ tục thu hồi, các tổ chức và cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu cần phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên phương tiện theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên phương tiện. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các đối tượng là cá nhân, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với các đối tượng là tổ chức là chủ phương tiện xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe khác tương tự xe mô tô căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng vi phạm là cá nhân, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng vi phạm là tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe khác tương tự xe ô tô căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Thủ tục sang tên khi mua bán xe ô tô, xe máy cũ thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, có quy định cụ thể về quy trình sang tên khi mua bán xe ô tô, xe máy cũ như sau:
Bước 1: Làm thủ tục thu hồi. Thành phần hồ sơ thu hồi đăng ký xe và biển số xe sẽ bao gồm:
– Giấy khai thu hồi đăng ký xe, thu hồi biển số xe;
– Giấy tờ của chủ xe căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an;
– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy tờ chứng từ chuyển quyền sở hữu xe căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an.
– Chủ phương tiện có thể kê khai giấy thu hồi đăng ký xe/biển số xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ công an, đến cơ quan đang quản lý hồ sơ xe và cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, nộp hồ sơ thu hồi và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe. Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, nhận thấy hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký phương tiện sẽ cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký/biển số xe theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Làm thủ tục sang tên. Theo đó, người mua kê khai giấy khai đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ công an. Đưa xe đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ, thực tế phương tiện nhận thấy đều đảm bảo và hợp lệ, cơ quan đăng ký phương tiện cấp biển số theo quy định của pháp luật. Theo đó, cấp biển số mới đối với trường hợp chủ phương tiện chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh tuy nhiên đang đăng ký cho phương tiện khác, hoặc cấp lại biển số theo biển số định danh đối với trường hợp biển số định danh trước đó đang được thu hồi. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không đảm bảo thì cần phải yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
3. Thành phần hồ sơ sang tên khi mua bán xe ô tô, xe máy cũ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, hồ sơ sang tên xe cũ sẽ bao gồm:
– Giấy khai đăng ký xe;
– Giấy tờ của chủ xe như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
– Chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu phương tiện;
– Chứng nhận thu hồi đăng ký phương tiện, thu hồi biển số xe.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: