Người bỏ quốc tịch Việt Nam chính là người không còn quốc tịch Việt Nam do người này đã thôi quốc tịch Việt Nam hay đã bị tước quốc tịch Việt Nam hay theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì các quyền lợi bị mất đối với những người đã bỏ quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các quyền lợi bị mất đối với người bỏ quốc tịch Việt Nam:
Người bỏ quốc tịch Việt Nam chính là người không còn quốc tịch Việt Nam do:
– Người này đã thôi quốc tịch Việt Nam;
– Đã bị tước quốc tịch Việt Nam;
– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai chưa đủ 15 tuổi thuộc vào trong các trường hợp không còn quốc tịch Việt Nam;
– Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc là thôi quốc tịch Việt Nam;
– Theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các quyền lợi bị mất đối với người bỏ quốc tịch Việt Nam có thể kể đến như:
Thứ nhất, quyền sử dụng đất tại Việt Nam:
Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
– Tổ chức trong nước gồm có:
+ Các cơ quan nhà nước;
+ Các đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Các tổ chức chính trị;
+ Các tổ chức chính trị – xã hội;
+ Các tổ chức kinh tế;
+ Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;
+ Các tổ chức xã hội;
+ Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Các tổ chức sự nghiệp công lập;
+ Những tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây được gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
– Cộng đồng dân cư gồm có:
+ Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố;
+ Các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, những trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài mà có những chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc trong Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm có:
+ Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
+ Các doanh nghiệp liên doanh;
+ Các doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Có thể thấy đối tượng sử dụng đất tại Việt Nam không bao gồm có người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam), chính vì thế, người đã bỏ quốc tịch Việt Nam (tức người có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch) sẽ không được quyền sử dụng đất tại Việt Nam do Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Thứ hai, về vấn đề lao động và nghề nghiệp:
Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) có quyền lao động nhưng không được tự lưa chọn nghề nghiệp như là đối với công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) không được thực hiện là:
– Nghề in và sao chụp;
– Nghề cho thuê nghỉ trọ;
– Nghề giải phẫu thẩm mỹ
– Nghề khắc con dấu;
– Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
– Nghề sản xuất và sửa chửa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn…
Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc là xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) phải được các cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc là quản lý ngành nghề đó chấp thuận.
Thứ ba, vấn đề y tế và giáo dục:
– Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) được khám và chữa bệnh tại những cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;
– Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) được quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học và trên đại học trừ một số các trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh quốc phòng;
Thứ tư, về vấn đề chính trị:
– Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) không được tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước và những công việc có liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng.
– Quyền tự do đi lại và cư trú: Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) sẽ không được cư trú, đi lại tại những nơi mà người nước ngoài bị cấm cư trú, đi lại.
– Các quyền khác: Người nước ngoài (người không có quốc tịch Việt Nam) sẽ không được tiếp tục cư trú và làm việc tại Việt Nam khi có hành vi phạm tội nghiêm trọng.
2. Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam khi đã bỏ quốc tịch Việt Nam:
Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam khi đã bỏ quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam khi đã bỏ quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (đơn theo mẫu quy định);
– Bản sao của Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
– Bản khai về lý lịch;
– Phiếu lý lịch tư pháp. Lưu ý rằng, phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam.
2.2. Nộp hồ sơ:
Người đã bỏ quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thực hiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị ở trên đến cho Sở Tư pháp nơi cư trú hoặc là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
2.3. Giải quyết hồ sơ:
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh tiên hành công đoạn xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Thời gian xác minh là 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh thì Sở Tư pháp phải hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp thì Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu mà xét thấy hoàn toàn có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài.
– Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đủ điều kiện xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam chính là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày mà đã có nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc là của chính cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu như mà xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì sẽ phải báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013.
THAM KHẢO THÊM: