Hiện nay trong xu thế hội nhập, các quốc gia đều có chính sách và xây dựng mô hình bảo đảm an toàn hệ thống dữ liệu đất đai. Vậy ở Việt Nam, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu đất đai?
Mục lục bài viết
1. Các quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu đất đai:
Có thể nói, dữ liệu đất đai được coi là vấn đề vô cùng quan trọng. Dữ liệu đất đai là khái niệm để chỉ những thông tin đất đai được thể hiện dưới dạng số hóa bằng nhiều hình thức và nhiều ký tự khác nhau, có thể được thể hiện bằng ký hiệu chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh, hoặc thậm chí là các ký hiệu tương tự khác. Đây được xem là các thông tin quan trọng cần được bảo mật, các thông tin này có ý nghĩa và vai trò to lớn trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai của các chủ thể trên thực tế. Vậy hiện nay pháp luật đã có những quy định như thế nào về vấn đề đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu đất đai? Vấn đề này được trình bày qua các khía cạnh như sau:
1.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý hệ thống thông tin đất đai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính sẵn sàng, tính ổn định của hệ thống và hoạt động hiệu quả của các thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình bảo mật dữ liệu đất đai, như hệ thống ổ cứng máy tính, hệ thống băng từ và đĩa từ, cùng với các loại phương tiện điện tử khác theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo các số liệu được cập nhật chính xác, an toàn theo đúng nguyên tắc và định dạng phù hợp với quy định của pháp luật, cập nhật dựa trên hệ cơ sở dữ liệu và tránh các hiện tượng cố tình xâm phạm làm hỏng cấu trúc và nội dung dữ liệu;
– Đảm bảo sự an toàn của thông tin và chống lại các hành vi truy cập trái phép, có các biện pháp để chống thất thoát thông tin từ hệ thống thông tin đất đai bằng hệ thống tường lửa hoặc phần mềm chống virút … thậm chí là các biện pháp bảo mật khác để đảm bảo thông tin đất đai được quản lý hiệu quả.
1.2. Các phương án dự phòng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu đất đai:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 18 Thông tư
– Hệ thống thông tin đất đai phải có hệ thống dự phòng và hệ thống bảo mật hoạt động hiệu quả, nhằm mục đích đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và liên tục trong điều kiện có sự cố về thiên tai, sự cố hoả hoạn … hoặc một vài sự cố khác khách quan xảy ra nằm ngoài ý chí của con người;
– Cơ sở dữ liệu đất đai phải được sao lưu một cách chặt chẽ vào các thiết bị lưu trữ dữ liệu để lưu theo định kỳ hàng năm, lưu theo định kỳ hàng tháng, sau một khoảng thời gian nhất định thì cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra tất cả các dữ liệu đó, phòng tránh trường hợp sai phạm hoặc mất mát dữ liệu trong quá trình quản lý và sử dụng;
– Dữ liệu sao lưu hàng tuần thì cần phải được lưu giữ tối thiểu trong khoảng thời gian 3 tháng, đối với trường hợp sao lưu dữ liệu hàng tháng thì phải được lưu giữ tối thiểu trong khoảng thời gian 1 năm, trong trường hợp lưu giữ hằng năm thì phải được lưu vĩnh viễn và dữ liệu sao lưu phải được lưu giữ ít nhất tại 02 địa điểm khác nhau.
2. Quy định của pháp luật về chế độ đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu đất đai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2019/TT-BTNMT sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật), có ghi nhận cụ thể về các chế độ bảo đảm an toàn và bảo mật dữ liệu thông tin đất đai, cụ thể như sau:
– Việc in ấn và sao chụp, quá trình vận chuyển và giao nhận, hoạt động truyền dữ liệu và lưu trữ dữ liệu, quá trình bảo quản và cung cấp dữ liệu … cùng với một số các hoạt động khác xoay quanh lĩnh vực thông tin đất đai cần phải được bảo mật, đối với các dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì cần phải tuân thủ theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước;
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiến hành hoạt động chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan khác nhau nhằm mục đích theo dõi và phát hiện ra những dữ liệu không an toàn để tiến hành bảo mật kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm;
– Các chủ thể là cán bộ, công chức, nhân viên thực hiện việc cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được cấp quyền truy cập và cập nhật trong từng thành phần dữ liệu, bảo đảm việc quản lý chặt chẽ đối với quyền truy cập và cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai:
Theo Điều 12 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2019/TT-BTNMT sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật), có quy định thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nộp văn bản và phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai của các chủ thể khi có nhu cầu có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau, cụ thể như:
– Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Nộp văn bản và phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai thông qua bưu điện;
– Gửi văn bản vào phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Sau khi nhận được văn bản và phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai của các chủ thể có nhu cầu, thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ tiếp nhận và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó tiến hành hoạt động thông báo nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước cho các chủ thể yêu cầu. Riêng đối với trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho các chủ thể có yêu cầu biết. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2019/TT-BTNMT sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật), có quy định những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai có không rõ ràng, hoặc phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu;
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Sau khi các chủ thể có nhu cầu thực hiện xong nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ thực hiện hoạt động cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. Nhìn chung thì thôi hạn cung cấp dữ liệu đất đai sẽ được thực hiện theo quy định sau đây:
– Trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai trước 15 giờ thì cơ quan có thẩm quyền cần phải cung cấp ngay trong ngày. Còn đối với trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai;
– Thông tư 24/2019/TT-BTNMT sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật.