Các quy định của Luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân luật dân sự đã ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó.
Về ghi nhận những giá trị nhân thân:
Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự 2005 là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị nhân thân. Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể dịch chuyển được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp này phải do pháp luật quy định ( quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp…)Quyền nhân thân không được xác định bằng tiền : quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, vì vậy tiền tệ không thể mua được quyền nhân thân.
“Bộ luật dân sự 2015” liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Các quyền nhân thân này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau , mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân , từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp.
Bên cạnh việc ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân thì pháp luật còn đưa ra các quy định mang tính phòng ngừa, ngăn chặn để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân như:
Điều 31 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có trong hình ảnh”
Điều 35 “Bộ luật dân sự năm 2015” :
“Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại.”
>>> Luật sư
Về quy định các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân:
Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. Khi quyền nhân thân của chủ thể bị xâm phạm , để bảo vệ quyền nhân thân , chủ thể có quyền theo :
“Điều 25. bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan , tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan , tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.
Đây là những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân mang tính đặc trưng của pháp luật dân sự. Những biện pháp này được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và theo trình tự từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, phù hợp với đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự là trước tiên phải tôn trọng ý kiến của các bên, tôn trọng sự thỏa thuận của họ .Pháp luật chỉ can thiệp khi các bên có yêu cầu.
Để bảo vệ quyền nhân thân của các cá nhân thực sự có hiệu quả trên thực tế thì ngoài những quy định của pháp luật thì cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng, bảo vệ các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân.