Quy định, chính sách của pháp luật Việt Nam hiện hành về chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em bị bỏ rơi như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho tôi hỏi các quy định, chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em bị bỏ rơi được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam hiện hành. (Ngày 11/07/2014)
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn được nhà nước chú trọng quan tâm. Trong các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ tình thần này. Tại Điều 37 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rõ:
“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Từ đạo luật gốc va cơ bản nhất của đất nước, các quy định về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục quyền trẻ em đã được triển khai trên nhiều văn bản pháp luật, trong đó điển hình là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Tại chương III luật này, nhà nước đã quy định rõ các trách nhiệm của gia đình, xã hội và cả nhà nước trong việc xây dựng môi trường để trẻ em được tồn tại, dược hưởng quyền lợi hính đáng của mình như quyền được khai sinh, quyền được học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe.Với các quy định từ điều 23 đến điều 39 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhà nước đã quy định một cách rõ rang những trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em thuộc về ai? Phù hợp với khả năng, trách nhiệm của từng chủ thể.
Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, việc quan tâm, chăm sóc nhóm trẻ em này lại càng cần được thực hiện tốt với những ưu tiên hơn bởi đây là những đứa trẻ đã và đang phải chịu những tổn thương về mặt thẻ chất lẫn tinh thần. Để giải quyết trình trạng này, nhà nước có những quy định cụ thể sau:
“Điều 42. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 43. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức.
Điều 51. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
>>> Luật sư
Như vậy, trong các đạo luật của Việt Nam đều đan xen bổ sung lãn nhau các quy định về bảo vệ trẻ em. Nhận thấy trẻ em là tương lai của đất nước, việc quy định như vậy là phù hợp và cần thiết đối với công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.