Quyền khai sinh của trẻ em là gì? Pháp luật điều chỉnh về vấn đề này như thế nào?
Quyền được khai sinh là một trong những quyền đầu tiên của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà nước ta cũng như trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em.
Khoản 1 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”.
Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”.
“Bộ luật dân sự 2015” cũng quy định về quyền khai sinh của cá nhân, theo đó, cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh (Điều 29).
Tại khoản 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định:
“Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”.
Quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan trọng của trẻ em không chỉ được luật quốc tế quy định và bảo vệ mà pháp luật nước ta cũng thể chế hóa quyền khai sinh này. Quyền khai sinh của cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự là việc khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của quyền khai sinh.
>>> Luật sư
Như vậy trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã quy định sự cần thiết và quan trọng của việc khai sinh đối với trẻ em, yêu cần được thực hiện nghiêm túc khi thực hiện khai sinh cho trẻ em.