Hiệp định EVFTA là một hiệp định toàn diện ghi nhận các cam kết của Việt Nam và các quốc gia thành viên trong đó có các quy định liên quan đến môi trường. Vậy, các quy định, cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA có nội dung gì? Việt Nam cần đề ra giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiệp định EVFTA được hiểu như thế nào?
- 2 2. Các quy định, cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA:
- 2.1 2.1. Cam kết bảo vệ môi trường ở mức cao nhất:
- 2.2 2.2. Quy định để kiểm soát chất ô nhiễm và thúc đẩy thị trường các bon:
- 2.3 2.3. Về vấn đề kiểm soát ô nhiễm do tàu biển :
- 2.4 2.4. Những quy định về bảo tồn đa dạng sinh học:
- 2.5 2.5. Quy định về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp:
- 2.6 2.6. Cơ chế tự nguyện thực hiện BVMT:
- 3 3. Đề xuất các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường theo EVFTA:
1. Hiệp định EVFTA được hiểu như thế nào?
Trong xu thế toàn cầu hóa, hiệp định thương mại thế hệ mới có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đến nền kinh tế của những quốc gia tham gia. Một trong những hiệp định được biết đến nhiều nhất là hiệp định EVFTA ( trong tiếng anh được gọi là European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA.
Hiệp định này được ký kết thông qua sự thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên bao gồm 28 thành viên Liên minh châu âu và trong đó có Việt Nam tham gia cùng tham gia. Tại Việt Nam, Hiệp định này thường được gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
Hiệp định này quy định không chỉ loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa mà còn mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ của Việt Nam cho các công ty ở EU, điều này cũng tác động mạnh mẽ đến các khoản đầu tư của EU và Việt Nam cụ thể là tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư này.
Tính đến nay hiệp định này đã được áp dụng tại Việt Nam bốn năm tính từ thời điểm ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 và vẫn giữ vững được giá trị ban đầu trong quá trình thực hiện ký kết hiệp định này.
Trên thực tế, theo số liệu của Ủy ban liên minh Châu Âu thì việc áp dụng Hiệp định này có thể thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của Việt Nam lên tới 15% GDP, và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu âu cũng được có chuyển biến hiệu quả là tăng hơn 1/3. Không chỉ đem lại giá trị và ý nghĩa đối với Việt Nam mà đối với EU thỏa thuận này cũng là cách để EU mở rộng thị trường thương mại với các quốc gia ASEAN.
Đối với các quy định về bảo vệ môi trường thì lĩnh vực này được đặt trong Chương 13 về thương mại và phát triển bền vững của EVFTA từ điều 13.1 đến điều 13.7. Nội dung trong chương này thường tập trung vào cách giải quyết về môi trường, những biến đổi khí hậu cách ứng phó và cách để phát triển bền vững môi trường. Những điều này phải được thể hiện và cam kết ở mức độ ràng buộc cao, mục đích là thúc đẩy các chính sách để các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong thương mại và còn trong cả bảo vệ môi trường.
2. Các quy định, cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA:
2.1. Cam kết bảo vệ môi trường ở mức cao nhất:
Việc cam kết bảo vệ môi trường ở mức cao nhất được ghi nhận trong hiệp định EVFTA tại điều 13.2.2. Theo đó, các bên tham gia phải có những chính sách thể hiện sự nỗ lực trong quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định này trên dựa trên tinh thần khuyến khích bảo vệ môi trường ở mức độ cao tuyệt đối. Theo nội dung mà lĩnh vực này thể hiện thì cam kết này có tính chất bắt buộc với những quốc gia. Một điểm mới đối với hiệp định này có cho phép các quốc gia có thể căn cứ trên thực tế để thiết lập chính sách và thực thi đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Dựa vào những cam kết đã thỏa thuận giữa các quốc gia này khi xảy ra những thiệt hại để bảo vệ quyền lợi của mình thì các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện bằng cách khởi kiện đối với nước sở tại khi nhận thấy các nước chưa thực hiện đúng theo các quy định cam kết về môi trường. Một số nội dung được quy định trong điều 13.3.2, 13.3.3, 13.3.4 của Hiệp định ghi rõ: không cho phép các bên giảm nhẹ hiệu lực pháp lý hoặc miễn trừ các quy định của pháp luật về môi trường mà điều này làm ảnh hưởng đến thương mại.
2.2. Quy định để kiểm soát chất ô nhiễm và thúc đẩy thị trường các bon:
Quá trình kiểm tra chất ô nhiễm và thúc đẩy thị trường cacbon được ghi nhận tại điều 13.6.1 Hiệp định EVFTA. Theo đó Hiệp định này yêu cầu các quốc gia tham gia kiểm soát chất ô nhiễm cũng phải thực hiện việc này nếu cùng ký hiệp ước đa phương liên quan đến BDKH, UNFCCC, Hiệp định Paris. Quốc gia cần tích cực hợp tác để quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải được thể hiện rõ nét hơn. Quá trình tham vấn, chia sẻ các thông tin để lấy những kinh nghiệm trong lĩnh vực ưu tiên bao gồm: việc chia sẻ các bài học, thông lệ trong quá trình xây dựng thực thi vận hành cơ chế định giá cacbon, đưa thị trường cacbon trong nước và quốc tế phát triển mạnh mẽ thông qua các cơ chế như chương trình mua bán khí thải và dạng phát thải từ phá rừng, suy thoái rừng; quá trình sử dụng tiết kiệm năng lượng công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo cần phải thực hiện tăng cường để quy định kiểm soát chất ô nhiễm này được thực hiện một cách hiệu quả (13.6.2. EVFTA). Ngay trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 của Việt Nam cũng đã bổ sung thêm các quy định về thị trường cacbon.
2.3. Về vấn đề kiểm soát ô nhiễm do tàu biển :
Trên thực tế, tàu biển được đưa vào hoạt động dẫn đến có khả năng gây ô nhiễm môi trường từ loại hình này. Hiệp định cũng đã xác định rõ các bên phải thực hiện được nghĩa vụ bắt buộc để hạn chế, hoặc loại bỏ ô nhiễm này; thực thi nghĩa vụ trong khuôn khổ Công ước Marpol hoặc bất kỳ biện pháp nào sau đó tương đương hoặc cao hơn. Với quy định này hiện nay pháp luật Việt Nam cũng đã đáp ứng được thể hiện rõ trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa nội dung bảo vệ môi trường từ tàu biển vào trong văn bản pháp luật.
2.4. Những quy định về bảo tồn đa dạng sinh học:
Hiệp định yêu cầu bảo vệ đa dạng sinh học luôn ở mức độ cao nhất dựa theo những quy định này mỗi bên phải thúc đẩy khuyến khích việc bảo tồn và phải có phương án sử dụng bền vững đa dạng sinh học (CBD). Quy định này đã được ghi nhận tại điều 13.17.2 Hiệp định EVFTA. Về vấn đề đa dạng sinh học các bên sẽ luôn khuyến khích sử dụng bền vững và bảo tồn thực hiện quá trình chia sẻ công bằng hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng; áp dụng quy định này vào trong thực tế nhưng cũng phải đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với các cam kết trong hiệp ước quốc tế của các bên tham gia. Đặc biệt đối với vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã cũng được các quốc gia đề cập thường xuyên và chú trọng. Tìm mọi phương án để ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học.
2.5. Quy định về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp:
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải thấp là một cam kết mang tính bắt buộc với các quốc gia nhưng sự can thiệp chỉ dừng lại ở mức được yêu cầu các bên hợp tác và cố gắng thực hiện việc chuyển đổi này. Vấn đề này không chỉ với các quốc gia mà ngay tại Việt Nam cũng gây nên rất nhiều những khó khăn vì quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải cần thực hiện trên nhiều nội dung, đa dạng trên các lĩnh vực, tất cả đều phải đạt được sự đồng bộ. Đứng trước những thách thức này Nhà nước ta cũng có cái nhìn toàn diện hơn và cấp thiết đề ra công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với quy định mà pháp luật đem lại. Nhìn xa hơn khi đối diện với những thách thức thì Hiệp định này cũng mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác để phát triển nền kinh tế xanh , phát triển công nghệ với chi phí thấp và ít phát thải;
2.6. Cơ chế tự nguyện thực hiện BVMT:
Cơ chế tự nguyện nhằm nâng cao thực hiện bảo vệ môi trường đây là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện nhưng cũng chỉ mang mức độ khuyến khích các bên sử dụng cơ chế này một cách linh hoạt và hợp lý; các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ cần có sự tham gia đầy đủ vào việc xây dựng các tiêu chí sử dụng để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường theo cơ chế tự nguyện. Quá trình thực hiện cơ chế tự nguyện thực bảo vệ môi trường cần phải có sự nghiên cứu cụ thể và phải được đưa vào các quy định không liên quan đến cơ chế tự nguyện nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.
3. Đề xuất các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường theo EVFTA:
Bảo vệ môi trường không phải là một lĩnh vực nằm giới hạn trong một quốc gia mà cần có sự cam kết và thực hiện của các quốc gia liên quan. Tại Việt Nam để thực hiện tốt những cam kết về môi trường trong Hiệp định này thì cần thực hiện các biện pháp trên những lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
– Liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật: Nhà nước cần rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường để có những quy định chặt chẽ quản lý tốt vấn đề này. Việc hoàn thiện các chính sách này không chỉ đảm bảo việc áp dụng vào trong thực tiễn mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất đối với các hiệp định ETFTA. Đảm bảo sự thống nhất, phù hợp, hài hòa với các hệ thống của khu vực và quốc tế tránh tình trạng xảy ra xung đột về nội dung quy định.
– Để quản lý tốt môi trường thì công tác thanh tra, kiểm tra cũng phải vô cùng chặt chẽ. Quá trình giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng để ngăn chặn với các hành vi hoặc lĩnh vực ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. Điều này cũng làm tăng cường lên trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan và với những hành vi vi phạm sẽ có những chế tài thích hợp để xử phạt.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( ETFTA) năm 2019.