Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại Việt Nam? Các nguyên tắc của Luật đất đai năm 2013? Các nguyên tắc về sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta:
Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện đất đai luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách. Cho đến nay, có lẽ chưa có lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai. Từ khi ban hành cho đến nay, Luật Đất đai đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung như: năm 1993, 2001, 2003, 2013.
Nhìn chung, công tác quản lý đất đai đặc biệt là trong công tác quản lý biến động đất đai trong thời gian qua còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Vẫn còn nhiều trường hợp người dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, không thông qua các cơ quan chức năng, không được sự cho phép của Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn diễn ra rất chậm, chưa đúng tiến độ quy định.
Sau hai thập kỷ đổi mới, đất nước ta đang đứng trước triển vọng thoát nghèo và trở thành quốc gia công nghiệp trong tương lai. Chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu đó nhờ tăng tốc công nghiệp và dịch vụ, còn nông nghiệp sẽ phát triển chậm dần và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong nền kinh tế. Điều này đương nhiên đòi hỏi phải “hi sinh” đất nông nghiệp cho các nhu cầu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng, nhà ở. – Nghèo về tài nguyên đất.
Những điều nói trên có nghĩa là trong bối cảnh dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, trong khi tốc độ biến nông dân thành thị dân trong 15 năm tới còn rất khiêm tốn, việc giữ diện tích canh tác 3 nước ta là vấn đề không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang có nguy cơ mất dần. Cần chiến lược đồng bộ và nhìn xa.
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai năm 2013:
Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.“
2.1. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật:
– Nhà nước ban hành
– Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương
– Nhà nước đề ra các chủ trương, quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý
Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:
– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
– Đối vs tổ chức, hộ gd vầ cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất.
– Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
– Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.
2.2. Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm:
– Nước ta còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm.
– Cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
2.3. Thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai:
– Nhà nước khuyến khích các hành vi cải tạo, bồi bổ, đầu tư công của, làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
– Việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và vì lợi ích lâu dài.
2.4. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý:
– Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
– Điều 4 Luật đất đai 2013 về sở hữu đất đai có quy định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Nên nhà nước có đầy đủ quyền năng về sử dụng đất:
+ Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất.
+ NN thể hiện quyền năng thông qua xét duyệt và cải tạo sử dụng đất
+ Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Quyết định giá đất: thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước .
+ Thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước
Để hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai. Mọi trường hợp sử dụng đất đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thông qua quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển quyền sử dụng đất khi đã làm đầy đủ các thủ tục về chuyển quyền.
Ngược lại, khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, Nhà nước thường thu hồi lại đất đai của các tổ chức và cá nhân. Như vậy, người sử dụng đất sẽ chấm dứt quan hệ đất đai thông qua một quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những mối quan hệ nêu trên thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc thực hiện chế độ quản lý và sử dụng đất đai.
Luật sư
Ngoài ra, người sử dụng đất còn có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai. Nhà nước chỉ quy định về thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng và thủ tục hành chính cần phải làm, còn người sử dụng sẽ thỏa thuận cụ thể về các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai. Ngoài ra, Nhà nước có chính sách cho thuê đất đối với mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng, đồng thời trong một số trường hợp nhất định Nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân được quyền thuê đất. Tất cả những