Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Nhà nước. Pháp luật quy định rõ các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng áp dụng đóng bảo hiểm xã hội:
1.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định về cán bộ, công chức; công nhân quốc phòng, công an nhân dân; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm bắt buộc; người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014, đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Từ 2021,
Ngoại lệ, theo Khoản 3, Điều 85 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Theo khoản 2 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có
1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
– Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã;
– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã;
– Người lao động tự tạo việc làm;
– Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gian BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần;
– Người tham gia khác.
Như vậy có 06 đối tượng được nêu như trên có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tức là theo nhu cầu của họ có thể đóng hoặc không đóng.
2. Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội:
Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội được quy định dựa theo
2.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó các nguyên tắc khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mà pháp luật đề ra, vì tính chất là bắt buộc nên loại bảo hiểm xã hội này phải thực hiện đúng và đầy đủ nguyên tắc khi tiến hành những hoạt động về bảo hiểm xã hội.
1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẽ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo đó thì người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hư trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động trong mọi trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm đều có quyền được hưởng BHXH. Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng BHXH đối với người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự đóng BHXH cho mình. Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để tự hình thành quỹ BHXH độc lập và tập trung và lấy số đông bù số ít, ngoài ra còn kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH, kết hợp giữa bắt buộc với tự nguyện và cần đảm bảo tính thống nhất BHXH trên phạm vi cà nước đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành. Như vậy bảo hiểm xã hội phả được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
3. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Theo Điều 5
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội 2014