Thực tế hiện nay khi hàng xóm xây nhà đã gây ra nguy cơ nghiêng, nứt, sụt lún đối với những nhà liền kề, đây là nỗi lo lắng của nhiều người. Vậy để tránh trường hợp này thì khi hàng xóm xây nhà cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các lưu ý khi hàng xóm xây nhà để tránh bị ảnh hưởng:
- 1.1 1.1. Đề nghị nhà hàng xóm khảo sát các nhà liền kề trước khi xây dựng:
- 1.2 1.2. Đề nghị nhà hàng xóm áp dụng các biện pháp an toàn khi xây dựng:
- 1.3 1.3. Đề nghị ngừng thi công khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến chất lượng nhà:
- 1.4 1.4. Đề nghị chủ nhà áp dụng các biện pháp khắc phục nếu xây nhà quá ồn:
- 2 2. Yêu cầu bồi thường khi việc xây nhà của hàng xóm gây thiệt hại:
- 3 3. Giải quyết tranh chấp khi hàng xóm xây nhà làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh:
1. Các lưu ý khi hàng xóm xây nhà để tránh bị ảnh hưởng:
1.1. Đề nghị nhà hàng xóm khảo sát các nhà liền kề trước khi xây dựng:
Bởi lẽ khi có sự kiện xây căn nhà mới thì phải tháo dỡ ngôi nhà cũ và tháo dỡ sẽ gây ảnh hưởng đến móng của công trình cũ khi đào móng có thấp hơn móng cũ sẽ gây sụp đổ vì thế khi xây dựng các công trình thì những người kỹ sư thiết kế, tìm hiểu về những ngôi nhà lân cận xây dựng theo phương pháp nào, móng nông hay móng cọc để đánh giá hiện trạng ngôi nhà bên cạnh từ đó chọn giải pháp thi công móng của ngôi nhà mới theo phương pháp thi công mà không ảnh hưởng đến ngôi nhà bên cạnh. Mọi vấn đề rủi ro đều có thể tập trung ở phần móng vì vậy cần cảnh báo nhà hàng xóm không được đào sát và sâu hơn móng nhà bạn hiện trạng bởi lẽ nếu đào mà thấy nước xói, đất lở ra hàm ếch thì phải ngay lập tức có biện pháp xử lý phù hợp bởi hiện tượng này có thể gây ra sập nhà bất cứ khi nào.
Chẳng hạn, theo quy định của luật xây dựng thì điều kiện để được mở cửa sổ sang nhà người khác đó là cửa sổ được mở khi không sát với ranh giới với nhà liền kề, khoảng cách giữa tường nhà mở cửa sổ với đất nhà liền kề phải là 2m, mở cửa sổ cần có biện pháp phòng tránh nhìn trực tiếp vào nội thất nhà đối diện, kích thước phù hợp, vì thế khi hàng xóm xây nhà thì mình phải chú ý đến quyền lợi này để tránh nhà hàng xóm mở cửa sổ lấn sang phần đất trái với quy định của pháp luật.
Nếu nhà hàng xóm không chủ động thì bạn sẽ phải chủ động yêu cầu nhà hàng xóm thực hiện việc khảo sát tình hình các ngôi nhà liền kề trước khi xây dựng kể cả ngôi nhà mình đang ở để tránh xảy ra những trường hợp nguy hiểm. Trước khi nhà hàng xóm khởi công xây dựng, bạn có thể lập biên bản ghi nhận lại hiện trường căn nhà của mình một cách chi tiết và đầy đủ, buổi kiểm tra đề nghị có sự có mặt của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý xây dựng để biên bản được đầy đủ khách quan. Ngoài ra có thể xác nhận bàn giao mốc ranh giới đất. Trong biên bản ghi nhận hiện trạng hãy ghi đầy đủ tất cả những chi tiết từ chiều dài vết nứt và chụp lại hình ảnh những dấu hiệu để ghi nhận lại. Thống nhất về việc nếu xảy ra lớn nhất đối với đường giao thông chung thì chịu trách nhiệm ra sao và lún nứt với nhà bạn thì quan điểm của nhà hàng xóm ra sao.
1.2. Đề nghị nhà hàng xóm áp dụng các biện pháp an toàn khi xây dựng:
Hàng xóm khi xây dựng có nghĩa vụ phải đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng liền kề, phải đảm bảo an toàn cũng như khoảng cách phù hợp đối với nhà hàng xóm xung quanh. Phải có bản vẽ thiết kế ngôi nhà, có cam kết đảm bảo an toàn cho các công trình liên kề.
Nếu các biện pháp an toàn mà chủ nhà áp dụng để bảo vệ các công trình lân cận chưa có thì bạn nên yêu cầu nhà hàng xóm bổ sung để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.
Khi xây dựng công trình thì chủ thể chủ sở hữu đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng bảo đảm an toàn không vượt quá độ cao khoảng cách pháp luật quy định không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề xung quanh.
Nếu đã nắm bắt và nhận thấy việc xây nhà của hàng xóm có cho những cái rủi ro thì sẽ thẳng thắn trao đổi về các biện pháp để khắc phục những rủi ro đó buổi làm việc có thể lập thành biên bản hoặc có thể quay lại thành video làm bằng chứng để lấy căn cứ giải quyết các cái sự việc phát sinh sau này. Có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp tên của người đứng tên trên sổ đó thống nhất về các biện pháp an toàn lao động, biện pháp quản lý công nhân xây dựng không làm ảnh hưởng đến gia đình mình. Xem đường cấp nguyên vật liệu vào bãi kho tập kết nguyên vật liệu của nhà hàng xóm có ảnh hưởng đến giao thông sinh hoạt hay không.
1.3. Đề nghị ngừng thi công khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến chất lượng nhà:
Trong trường hợp nếu nhận thấy việc xây nhà không đảm bảo an toàn cho nhà hàng xóm hoặc có hành vi sai lệch và lối đi chung thì có quyền làm đơn tố cáo hoặc yêu cầu xem xét tại ủy ban nhân dân cấp phường.
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ, đảm bảo an toàn cho con người tài sản thiết bị công trình lân cận và môi trường xung quanh vì vậy những hành vi gây mất an toàn cho công trình lân cận như làm hư hỏng tài sản có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận là hành vi này sẽ bị xử phạt rất nghiêm trọng thiệt chị hàng xóm thì công dẫn đến nhà mình có dấu hiệu chất lượng như có sự rồi thì có quyền yêu cầu hàng xóm ngừng thi công
1.4. Đề nghị chủ nhà áp dụng các biện pháp khắc phục nếu xây nhà quá ồn:
Đề nghị áp dụng các biện pháp an toàn như hàng xóm phải che chắn công trình có các biện pháp bảo vệ môi trường, tiếng ồn nếu chủ nhà không thực hiện thì có thể báo với chính quyền địa phương hoặc ban quản lý xây dựng để tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sai phạm này việc xây dựng gây ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ lân cận, yêu cầu khắc phục ngay không thực hiện thì báo Ủy ban nhân dân xã để được giải quyết.
2. Yêu cầu bồi thường khi việc xây nhà của hàng xóm gây thiệt hại:
Thực tế hiện nay, có nhiều gia đình đào móng xây dựng nhà làm sập nguyên căn nhà hàng xóm.
Điều 605 Bộ luật dân sự cũng quy định chủ sở hữu người được giao quản lý sử dụng nhà cửa công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác, nếu người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại thì cũng phải liên đới bồi thường.
Hoặc trong trường hợp nhà hàng xóm có hành vi xây dựng ban công xây dựng mái che máy nhà lấn chiếm sang khoảng không gian thuộc sử của nhà mình. Hoặc có thể lấn chiếm khoảng không gian bên trên ngõ đi chung đây là hành vi tương tự như hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất của người khác. Nếu có việc lớn chiếm này chỉ xác định đây là một tranh chấp về đất đai các bên sẽ thực hiện việc tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở hoặc nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để được giải quyết tranh chấp, trường hợp không hòa giải được thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự.
Thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại thực tế, phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời các bên có thể thực hiện thỏa thuận về việc bồi thường, có thể giảm mức bồi thường nếu người phải bồi thường không có lỗi hoặc lỗi vô ý hoặc thiệt hại có thể lớn so với kinh tế của họ. Có thể khởi kiện đồng thời bên yêu cầu bồi thường phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc thiệt hại của mình.
3. Giải quyết tranh chấp khi hàng xóm xây nhà làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh:
Để tránh ảnh hưởng đến việc mất tình làng nghĩa xóm thì chủ nhà nên chủ động theo dõi quá trình xây dựng móng của nhà hàng xóm để dự phòng những vấn đề phát sinh, đồng thời phải trao đổi trực tiếp với hàng xóm và nhờ phường lập biên bản xác nhận hiện trạng trước khi xây để tránh xảy ra những tranh chấp. Ngoài ra cũng nên bàn đến những vấn đề có thể phát sinh như gạch vữa, gạch đá rơi sang làm bẩn ngôi nhà bên cạnh hay là những giải pháp nhắc nhở đội xây dựng chú ý đến giờ giấc thi công tránh để tiếng ồn làm ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt của các gia đình kế bên.
Khi có hậu quả xảy ra với gia đình bạn thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra Sở xây dựng để yêu cầu dừng thi công công trình đến khi giải quyết xong sự cố. Yêu cầu thừa phát lại lập vì bằng ghi nhận hiện trạng hư hỏng và tính toán những vấn đề về thiệt hại.
Có thể thực hiện việc thương, lượng hòa giải nếu không thành thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất hoặc công an xã nơi cư trú giải quyết. Xây nhà mà làm sập nhà người khác thì sẽ thuộc trường hợp tài sản bị hủy hoại và phải bồi thường thiệt hại. Khi phát sinh những tranh chấp về xây dựng chúng ta ưu tiên việc hòa giải thương lượng chính quyền địa phương phối hợp tiến hành hòa giải trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tôn trọng ý kiến giữa các bên. Nếu không hòa giải được các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú là đối tượng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện.
Những văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2014;