Khi các bên lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa bằng đường biển thông thường phải tiến hành ký kết hợp đồng ràng buộc. Vậy hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển gồm có những loại nào?
Mục lục bài viết
1. Các loại hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển:
Hoạt động vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động diễn ra vô cùng phổ biến hiện nay, vận tải hàng hóa có thể thông qua nhiều hình thức ví dụ như vận chuyển hàng hóa qua đường bộ, qua đường hàng không hoặc đường biển. Phạm vi của bài viết này sẽ chỉ trình bày các nội dung liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Khi lựa chọn vận tải hàng hóa bằng đường biển thì thông thường các bên sẽ phải tiến hành ký kết hợp đồng hoặc
Theo quy định tại Điều 145 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì hợp đồng vận tải hàng hóa được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, giao kết giữa người vận chuyển, người thuê vận chuyển và một số người liên quan khác. Theo đó, các chủ thể này sẽ có quyền và nghĩa vụ ràng buộc với nhau. Người vận chuyển sẽ thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và sẽ dùng tàu biển của mình để tiến hành vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng. Để hỗ trợ cho quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển sẽ cần sự hỗ trợ từ những loại tàu có công suất lớn để vận chuyển chủ yếu các mặt hàng về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu hoặc các mặt hàng tiêu dùng, một số trường hợp có thể vận chuyển các động sản khác, kể cả động vật sống.
Các bên lựa chọn việc vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển có thể lựa chọn một trong những loại hợp đồng tôi ghi nhận tại Điều 146 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, theo đó:
– Thứ nhất, có thể lựa chọn hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được hiểu là loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển, được các bên tiến hành thống nhất giao kết với nhau và có điều kiện. Theo đó, người vận chuyển sẽ không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ có căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước mà người thuê vận chuyển yêu cầu hoặc có liên quan đến trọng lượng của hàng hóa để tiến hành vận chuyển; Hiện nay các bên khi ký kết hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển hoàn toàn dựa theo hình thức thỏa thuận với nhau;
– Thứ hai, loại hợp đồng liên quan đến vận chuyển theo chuyến: Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một trong những loại hợp đồng được ký kết vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giao kết với điều kiện người vận chuyển sẽ dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để tiến hành vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Theo quy định bắt buộc thì hợp đồng vận chuyển sẽ phải được giao kết bằng văn bản.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể lựa chọn là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Các bên lựa chọn một trong hai loại hợp đồng nêu trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định nên các cá nhân cần căn cứ vào mục đích của mình khi tiến hành vận chuyển để có thể lựa chọn loại giao dịch phù hợp.
2. Các chủ thể tham gia vào trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
Theo quy định tại Điều 147 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có sự tham gia của các đối tượng đó là người thuê vận chuyển, Người vận chuyển, Người vận chuyển trên thực tế, hoặc người giao hàng, người nhận hàng, cụ thể:
– Đối với người thuê vận chuyển: cá nhân này là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác sau khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển với người vận chuyển. Đối với trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng;
– Người vận chuyển là người có thể tự mình hoặc ủy quyền cho một người khác thực hiện giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển với người thuê vận chuyển. Cá nhân này sẽ là người chịu trực tiếp trách nhiệm khi tiến hành vận chuyển hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa lên phương tiện vận chuyển;
– Người vận chuyển thực tế chính là cá nhân được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Có thể thấy Người vận chuyển có thể là người không trực tiếp tiến hành vận chuyển mà có thể tiến hành ủy quyền cho một người khác;
– Người giao hàng chính là người tự mình hoặc người được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển;
– Người nhận hàng chính là cá nhân có quyền nhận hàng theo quy định tại Điều 162 vào Điều 187 Bộ luật này. Theo đó, cá nhân là người nhận hàng hợp pháp khi là người ký hậu cuối cùng có quyền phát hành trả hàng theo trong vận đơn theo lệnh; hoặc trong trường hợp cá nhân này có tên trong vận đơn vô danh thì đây cũng là người nhận hàng một cách hợp pháp; bên cạnh đó việc vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được nhận chuyển nhượng thì người xuất trình vận đơn vô danh sẽ là người nhận hàng hợp pháp.
Với quy định nêu trên khi tiến hành giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển thì có sự tham gia của ít nhất là 4 cá nhân đó là người thuê vận chuyển, Người vận chuyển, người giao hàng và người nhận hàng. Một số trường hợp việc người vận chuyển ủy quyền cho một người khác thực hiện trên thực tế thì sẽ có thêm đối tượng người vận chuyển trên thực tế trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
Việc sử dụng đường biển đã tiến hành vận chuyển hàng hóa luôn tồn tại những rủi ro nhất định, liên quan đến trách nhiệm của các cá nhân trong đó phải kể đến là người vận chuyển. Theo quy định tại Điều 152 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam thì trách nhiệm của người vận chuyển được quy định như sau:
– Thứ nhất, đối với trường hợp tính chất, giá trị hàng hóa không được người giao hàng tiến hành khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn hoặc giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển sẽ chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác mà những vấn đề này liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666, 67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc hai đơn vị tính toán trong mỗi kilogam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy thuộc theo giá trị nào cao hơn;
Liên quan đến đơn vị tính toán quy định trong Bộ Luật này sẽ là đơn vị tiền tệ do quỹ tiền tệ Quốc tế xác định và được quy ước là quyền rút vốn. Đặc biệt, tiền bồi thường khi bên giao hàng là Việt Nam thì sẽ được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường;
– Thứ hai, cách xác định một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa: Khi container và công cụ tương tự được sử dụng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển đã đóng vào công cụ sẽ coi là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa theo quy định tại khoản 1 của Điều 152 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam. Đối với trường hợp chứng từ vận chuyển không thể hiện rõ nội dung về số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa;
– Thứ ba, liên quan đến chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi thông tin này vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị đó thông qua các nguyên tắc cơ bản như:
+ Bồi thường bằng giá trị đã khai báo đối với những hàng hóa đã bị mất mát trên thực tế;
+ Khi nhận thấy hàng hóa đã được gửi bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa. Giá trị còn lại của hàng hóa thông thường sẽ được xác định dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm rỡ ràng hoặc những địa điểm lễ ra được lựa chọn để rõ hàng; trong trường hợp không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm những khoản chi phí vận chuyển đã được sử dụng để đưa hàng hóa đến cảng trả hàng;
– Thứ tư, trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng: đối với trường hợp này người vận chuyển được giới hạn số tiền bằng 2,5 lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm tuy nhiên cũng không được vượt quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hiện nay, theo Điều 153 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam cũng đã ghi nhận về các trường hợp người vận chuyển sẽ bị mất quyền giới hạn trách nhiệm và những trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 151 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam.