Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Vận đơn là gì? Chức năng của vận đơn trong vận tải hàng hóa?

Tư vấn pháp luật

Vận đơn là gì? Chức năng của vận đơn trong vận tải hàng hóa?

  • 09/06/202209/06/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    09/06/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Vận đơn là gì? Chức năng vận đơn trong vận tải hàng hóa? Phân loại các loại vận đơn? Nội dung của vận đơn? Một số vấn đề liên quan đến vận đơn?

    Trong giao thương hàng hóa, việc vận chuyển là vấn đề quan trọng được các bên quan tâm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các hình thức vận chuyển cũng trở nên đa dạng hơn. Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển lâu đời nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và vẫn là hình thức được nhiều người lựa chọn. Liên quan đến vận tải đường biển không thể không nhắc đến vận đơn. Vậy vận đơn là gì? Vận đơn có chức năng như thế nào trong vận tải hàng hóa và việc phân loại chúng ra sao?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Vận đơn là gì?
    • 2 2. Chức năng vận đơn trong vận tải hàng hóa:
    • 3 3. Phân loại vận đơn:
    • 4 4. Nội dung của vận đơn:
    • 5 5. Một số vấn đề liên quan đến vận đơn:
      • 5.1 5.1. Ký vận đơn:
      • 5.2 5.2. Ghi chú đã bốc hàng:
      • 5.3 5.3. Cảng bốc hàng và dỡ hàng:
      • 5.4 5.4. Chuyển tải hàng hóa:
      • 5.5 5.5. Mô tả hàng hóa:
      • 5.6 5.6. Các sửa chữa và thay đổi trên vận đơn:
      • 5.7 5.7. Cước phí và phụ phí:

    1. Vận đơn là gì?

    Vận đơn là một loại chứng từ vận tải do người vận chuyển hoặc thuyền trưởng/đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

    Vận đơn trong tiếng Anh là “Bill of Lading”.

    2. Chức năng vận đơn trong vận tải hàng hóa:

    – Vận đơn chính là biên lai của người vận tải nhằm xác nhận đã nhận hàng chuyên chở. Khi vận đơn thực hiện chức năng này, đồng nghĩa với việc người vận chuyển sẽ chỉ giao hàng đến tay người nào có thể xuất trình vận đơn hợp lệ đã từng được ký kết tại cảng xếp hàng hóa.

    – Vận đơn là bằng chứng giúp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Nhờ đó mà xác định được quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng. Trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng. Vận đơn dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

    – Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

    – Vận đơn dùng để làm căn cứ khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

    – Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

    3. Phân loại vận đơn:

    Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau.

    – Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn:

    Xem thêm: Quy định về mời thầu, mẫu hồ sơ cho gói thầu phi tư vấn đơn giản

    + Vận đơn chủ (Master Bill of lading): Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu. Thông tin trên Master Bill of lading gồm:

    Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD);

    Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

    + Vận đơn thứ (House Bill of lading): Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện, thường là công ty Forwarder phát hành. Thông tin trên HBL gồm:

    Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK

    Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

    – Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn, có ba loại:

    + Vận đơn theo lệnh (To Order B/L): là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng

    Xem thêm: Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân cần vận động xóa bỏ và cấm áp dụng

    Ví dụ: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam). Trường hợp trên vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai thì người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.

    Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.

    + Vận đơn đích danh (Straight B/L): Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

    + Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

    – Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn:

    + Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

    + Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

    – Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:

    Xem thêm: Tờ khai hải quan khi hàng chung một vận đơn nhưng trên hai hóa đơn

    + Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

    + Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

    – Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc hàng lên tàu:

    + Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

    + Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

    Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu:

    + Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

    + Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

    Xem thêm: Trợ cấp xã hội cho người khuyết tật vận động

    – Switch bill of lading – 1 loại vận đơn đặc biệt

    Switch bill of lading là một dạng vận đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng. Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hóa, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.

    Switch bill of lading thường sử dụng trong vận chuyển đường biển và không phải doanh nghiệp nào có dịch vụ xuất Switch bill of lading. Vì vậy, khi sử dụng loại vận đơn này, cần thỏa thuận rõ với đơn vị sản xuất thực tế.

    4. Nội dung của vận đơn:

    Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

    – Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

    +  Số vận đơn (number of bill of lading)

    + Người gửi hàng (shipper)

    + Người nhận hàng (consignee)

    Xem thêm: Nhược điểm của vận đơn đường biển

    + Địa chỉ thông báo (notify address)

    + Chủ tàu (shipowner)

    + Cờ tàu (flag)

    + Tên tàu (vessel hay name of ship)

    + Cảng xếp hàng (port of loading)

    + Cảng chuyển tải (via or transhipment port)

    + Nơi giao hàng (place of delivery)

    + Tên hàng (name of goods)

    Xem thêm: Những đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp quỹ quốc phòng – an ninh

    + Kỹ mã hiệu (marks and numbers)

    + Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (kind of packages and discriptions of goods)

    + Số kiện (number of packages)

    + Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)

    + Cước phí và chi chí (freight and charges)

    + Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

    + Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

    + Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)

    Xem thêm: Giải quyết theo nội dung hợp đồng hay vận đơn?

    Nội dung cuả mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.

    – Mặt thứ hai của vận đơn: Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như:

    + Các định nghĩa

    + Điều khoản chung

    + Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở

    + Điều khoản xếp dỡ và giao nhận

    + Điều khoản cước phí và phụ phí

    + Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở

    Xem thêm: Vận đơn hàng không quốc tế

    + Điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

    Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

    5. Một số vấn đề liên quan đến vận đơn:

    5.1. Ký vận đơn:

    Trên bề mặt của vận đơn ghi rõ tên của người chuyên chở và đã ký tên hoặc được chứng thực bởi người chuyên chở hoặc người đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở; bởi thuyền trưởng hoặc một người đại lý đích danh hoặc đại diện của thuyền trưởng.

    Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tùy từng trường hợp một người đại lý ký tên hoặc chứng thực cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng mà người đại lý thay mặt để hành động.

    Nếu L/C quy định “Vận đơn của người giao nhận cũng chấp nhận” hoặc sử dụng một nhóm từ tương tự thì người giao nhận có thể ký B/L với tư cách của người giao nhận mà không cần phải thể hiện anh ta là người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở đích danh, cũng không cần thiết phải nêu tên người chuyên chở.

    5.2. Ghi chú đã bốc hàng:

    Việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu đích danh có thể được chỉ ra bằng từ ngữ đã được in từ trước trên mặt vận tải đơn rằng hàng đã được bốc xong lên tàu hoặc giao trên một con tàu đích danh. Trường hợp này, ngày phát hành vận tải đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng.

    Trong tất cả các trường hợp khác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh rằng sự ghi nhận trên vận tải đơn và ngày ghi nhận bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

    Nếu vận tải đơn nơi nhận hàng hoặc nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng việc ghi chú hàng đã bốc lên tàu cũng phải ghi rõ cảng bốc qui định trên Tín dụng và tên tàu nhận hàng, thậm chí ngay cả khi hàng hóa đã được bốc xong trên con tàu được ghi tên trên vận tải đơn. Điều khoản này cũng được áp dụng ngay cả khi trên vận tải đơn đã in trước chữ hàng đã bốc xong lên tàu.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn đồng phạm trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    5.3. Cảng bốc hàng và dỡ hàng:

    Một khi cảng bốc hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu tại cảng quy định ở “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự.

    Một khi cảng dỡ hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi đến cuối cùng bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định ở “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự.

    5.4. Chuyển tải hàng hóa:

    Chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và bốc dỡ hàng từ con tàu này sang con tàu khác từ một hành trình vận tải biển từ cảng bốc tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng. Trừ khi các điều kiện ghi trong tín dụng cấm chuyển tải, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các vận tải đơn có ghi hàng hóa sẽ được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn.

    5.5. Mô tả hàng hóa:

    Mô tả hàng hóa trên bill có thể thể hiện một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả trong L/C.

    5.6. Các sửa chữa và thay đổi trên vận đơn:

    Những sửa chữa và thay đổi trên B/L phải được xác nhận. Những xác nhận như thế phải được thể hiện là so người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người đại lý nào của họ thực hiện

    Các bản sao lưu không lưu thông được của B/L không cần phải có chữ ký hoặc xác nhận bất cứ những thay đổi hoặc sửa chữa nào có thể đã dược thực hiện trên bản gốc.

    5.7. Cước phí và phụ phí:

    – Nếu L/C yêu cầu B/L phải ghi rõ cước phí PP hay CC thì B/L phải ghi chú cho phù hợp.

    – Những người yêu cầu và các ngân hàng phát hành phải ghi rõ ràng các yêu cầu của các chứng từ để thể hiện là cước phí trả trước hay trả sau.

    Xem thêm: Chức năng vận đơn đường biển

    – Nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí thì B/L không được thể hiện là phụ phí đã hoặc sẽ có. Việc thể hiện như vậy có thể nói một cách rõ ràng về phụ phí hoặc có thể sử dụng các thuật ngữ mà đề cập các chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như: Miễn xếp (FI), miễn dỡ (FO), miễn xếp dỡ (FIO), miễn xếp dỡ và sắp xếp (FIOS).

    Xem thêm: Tác dụng vận đơn đường biển

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.204 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Vận đơn


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Bill Of Lading là gì ? Tìm hiểu về vận đơn đường biển (B/L)?

    Tìm hiểu về vận đơn đường biển (Bill of lading)? Phân loại và tác dụng của vận đơn Bill Of Lading? Nội dung và lưu ý của vận đơn đường biển (Bill of Lading)?

    Vận đơn vận tải đa phương thức là gì? Mục tiêu và ví dụ thực tiễn

    Vận đơn vận tải đa phương thức và mục tiêu của vận đơn vận tải đa phương thức? Các loại chứng từ vận tải đa phương thức? Cách sử dụng vận đơn đa phương thức trong thư tín dụng? Ví dụ về vận đơn vận tải đa phương thức?

    Tổng quan nội dung về vận đơn trong xuất nhập khẩu

    Vận đơn trong xuất nhập khẩu là gì? Các vấn đề về vận đơn trong xuất nhập khẩu?

    Công văn 271/CV-TW tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 271/CV-TW tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

    Công văn 4403/VPCP-QHQT về Danh mục dự án vận động vốn vay ưu đãi bổ sung của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2008 – 2011 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4403/VPCP-QHQT về Danh mục dự án vận động vốn vay ưu đãi bổ sung của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2008 - 2011 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 727/TTg-KTN về nhà đầu tư dự án xây dựng hầm đậu xe và dịch vụ công cộng tại khu vực sân vận động Hoa Lư (quận 1), thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức Hợp đồng BOT do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 727/TTg-KTN về nhà đầu tư dự án xây dựng hầm đậu xe và dịch vụ công cộng tại khu vực sân vận động Hoa Lư (quận 1), thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức Hợp đồng BOT do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 8114/BCT-XNK về cách hiểu vận đơn chở suốt do Bộ Công thương ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 8114/BCT-XNK về cách hiểu vận đơn chở suốt do Bộ Công thương ban hành

    Công văn 5919/TCHQ-GSQL vướng mắc vận đơn chở suốt do Tổng cục Hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 5919/TCHQ-GSQL vướng mắc vận đơn chở suốt do Tổng cục Hải quan ban hành

    Công văn 5976/TCHQ-GSQL về hàng hóa có C/O mẫu AK và vận đơn chở suốt phát hành tại nước trung gian do Tổng cục Hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 5976/TCHQ-GSQL về hàng hóa có C/O mẫu AK và vận đơn chở suốt phát hành tại nước trung gian do Tổng cục Hải quan ban hành

    Công văn 3915/VPCP-QHQT phê duyệt Danh mục dự án vận động vay vốn Quỹ EDCF Hàn Quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3915/VPCP-QHQT phê duyệt Danh mục dự án vận động vay vốn Quỹ EDCF Hàn Quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Hà Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Hà Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Gia Lai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Gia Lai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Gia Lai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Tháp ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Tháp?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Nai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Nai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Điện Biên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Điện Biên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Điện Biên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Nông? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Nông ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Nông?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Lắk? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Lắk ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Lắk?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đà Nẵng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cao Bằng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cao Bằng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cao Bằng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cần Thơ ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cần Thơ?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Thuận? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Thuận ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Thuận?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cà Mau? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cà Mau ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cà Mau?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Phước? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Phước ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Phước?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Dương ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Dương?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Định ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Định?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bến Tre ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bến Tre?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá