Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người dân đối với nhà ở. Vậy khi xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, người dân cần chuẩn bị các loại giấy nào?
Mục lục bài viết
1. Các loại giấy tờ để được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
1.1. Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người dân đối với nhà ở. Nhà ở là một loại tài sản. Theo đó, khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cá nhân, hộ gia đình muốn Nhà nước công nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà ở của mình thì phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Nhiều người thắc mắc rằng, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khác gì với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân cùng quyền sở hữu tài sản trên đất: Nhà ở, công trình xây dựng, máy móc, vật tư… Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng nhà ở của người dân tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao, trong khi quỹ đất có giới hạn. Chính vì vậy, hệ thống nhà ở chung cư ra đời. Người dân sẽ mua cho mình các căn hộ chung cư của chủ đầu tư (dự án xây dựng chung cư này phải được sự công nhận, cấp phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền). Khi người dân hoàn tất thủ tục mua nhà, thì sẽ được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Nhà ở là một loại tài sản riêng biệt (không phải đất đai), nên giấy tờ chứng minh chủ sở hữu của cá nhân, hộ gia đình là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Có thể thấy, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là loại chứng thư chứng minh quyền sở hữu tài sản nhà ở của người dân. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề pháp lý liên quan, hay muốn thực hiện các giao dịch dân sự bất kỳ, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chính là cơ sở để cá nhân, hộ gia đình thực hiện quyền của mình đối với loại tài sản này.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện bất kỳ giao dịch gì liên quan đến bất động sản, người dân phải chứng minh quyền sử dụng, sở hữu của mình. Nếu không có tài liệu chứng minh, cơ quan Nhà nước sẽ không công nhận tính pháp lý của giao dịch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, cũng như công tác quản lý kinh tế, xã hội của cơ quan Nhà nước.
1.2. Các loại giấy tờ để được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
Như nội dung phân tích ở phần mục trên, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có vai trò, giá trị đặc biệt quan trọng trong việc chứng minh quyền sở hữu tài sản nhà ở. Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi của mình, người dân phải tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Theo quy định của Nghị định 43/2014/ NĐ-CP, đối với từng đối tượng sở hữu nhà ở mà giấy tờ để được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân, hộ gia đình trong nước: Để được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hộ gia đình, cá nhân trong nước cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
+ Đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn.
Ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05/7/1994;
+ Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
+ Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân;
+ Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01/7/2006. Hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết đối với trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán;
+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi muốn xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cần phải chuẩn bị giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở.
– Đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, khi muốn xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Một trong những giấy tờ về dự án phát triển nhà ở để kinh doanh đối với trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để kinh doanh.
+ Giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Đối với trường hợp nhà ở đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ trên thì tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
Để xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chủ thể có yêu cầu phải tuân thủ thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sẽ chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Đối với từng đối tượng cụ thể mà giấy tờ cần chuẩn bị cũng là khác nhau. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật, chủ thể có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét và thụ lý.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý hồ sơ mà người dân nộp lên.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ giải quyết.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hoàn trả hồ sơ về để người dân bổ sung hoặc sửa chữa (khi trả hồ sơ về phải nêu rõ lý do trả về bằng văn bản).
– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Người dân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho cơ quan thuế.
– Bước 4: Cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Sau khi người dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, cơ quan Nhà nước sẽ cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người dân.
3. Khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, người dân phải đóng các khoản lệ phí nào?
Khi làm thủ tục xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, người dân phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hay nói cách khác, đóng lệ phí, phí thuế là một trong những nghĩa vụ mà người dân phải đảm bảo khi xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Về cơ bản, khi xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, người dân phải đóng các khoản thuế phí sau đây:
– Lệ phí trước bạ.
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Ngoài ra, trong quá trình công chứng các văn bản giao dịch dân sự (nếu có), cá nhân, hộ gia đình, tổ chức còn phải đóng thuế công chứng cho cơ quan công chứng.
Trên đây là những khoản lệ phí mà người dân cần phải đảm bảo thực hiện khi muốn xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: