Các loại điều khoản của hợp đồng dân sự? Quy định về các loại điều khoản: Điều khoản cơ bản bắt buộc, điều khoản thông thường, điều khoản tuỳ nghi của hợp đồng dân sự.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Khái niệm hợp đồng được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới phương diện chủ quan hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo đó Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, hợp đồng không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó. Hợp đồng dân sự được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, là văn bản pháp lý rằng buộc trách nhiệm giúp các bên yên tâm trong các giao dịch, tùy thuộc vào từng loại giao dịch mà có yêu cầu hoặc không yêu cầu công chức giao dịch đó.
Đối với những giao dịch liên quan đến
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
2. Nội dung của hợp đồng dân sự:
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp tất cả những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận. Điều
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Lưu ý :
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong các điều khoản trên, có những điều khoản các bên không cần thỏa thuận ở hợp đồng này nhưng lại bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng khác. Tùy vào mỗi hợp đồng cụ thể mà các điều khoản cũng có sự thay đổi khác nhau. Ngoài ra, các bên trong hợp đồng còn có thể thỏa thuận, xác định với nhau thêm những điều khoản mà các bên cảm thấy cần thiết. Nội dung trong hợp đồng dân sự thể hiện sự thỏa thuận của hai bên, những thỏa thuận này không được vi phạm pháp luật, nếu những vấn đề mà không được đề cập trong nội dung của hợp đồng thì sẽ áp dụng quy định chung của pháp luật để giải quyết tranh chấp
Các điều khoản trong hợp đồng dân sự được phân chia như sau:
2.1. Điều khoản cơ bản trong hợp đồng dân sự:
– Các điều khoản cơ bản là những điều khoản không thể thiếu được đối với mỗi loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những điều khoản cơ bản được xem là cái sườn đề cập đến đối tượng giao kết của hợp đồng. Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định.
– Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng sẽ khác nhau hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm…
– Những điều khoản sẽ là điều khoản cơ bản, vì không thỏa thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng đặt cọc những nội dung cơ bản được đề cập bao gồm: người đặt cọc và người nhận đặt cọc; số tiền đặt cọc
Ví dụ: điều khoản về thời hạn, địa điểm là điều khoản cơ bản trong hợp đồng vận chuyển.
Bên cạnh đó, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.
2.2. Điều khoản thông thường:
– Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Khác với điều khoản cơ bản điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều đó. Vì vậy nếu có tranh chấp những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
– Điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thỏa thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản các bên không cần thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định là địa điểm giao hàng là nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản.; trong hợp đồng đặt cọc những điều khoản quy định về thời gian đặt cọc , thỏa thuận bồi thường trong trường hợp vi phạm đặt cọc là điều khoản thông thường
2.3. Điều khoản tùy nghi:
– Điều khoản tùy nghi là điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước. Điều khoản tùy tiện là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
– Khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên còn có thể thỏa thuận để cụ thể thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
– Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. Như vây một điều khoản trong nội dung hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tùy nghi, chẳng hạn địa điểm giao vật trong
Mặt khác điểm điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật. Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.
Điều khoản tùy nghi do các bên xây dựng trên cơ sở tự thỏa thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng được các bên thỏa thuận lại để vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh thực tế mà không trái pháp luật. Pháp luật không bắt buộc phải có điều khoản tùy nghi trong bản hợp đồng nhưng trên thực tế một bản hợp đồng có càng nhiều điểu khoản tùy nghi thì nội dung của nó càng cụ thể, chỉ tiết, càng dễ dàng thực hiện và khi có tranh chấp thì càng có cơ sở rõ ràng để giải quyết.
Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản về bất khả kháng, điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thỏa thuận khác giữa hai bên vv. Tùy từng mục đích mong muốn đạt được mà chủ thể giao kết hợp đồng sử dụng các điều khoản các loại điều khoản trên sao cho hợp lý.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6568