Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao,..Vậy hiện nay các khu công nghệ cao tại Việt Nam nằm ở đâu? Vai trò của khu công nghệ cao?
Mục lục bài viết
1. Các khu công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay?
Các khu công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay bao gồm có:
1.1. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh:
– Thời gian thành lập khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: được thành lập từ ngày 24/10/2002.
– Vị trí địa lý của khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại nút giao các xa lộ lớn, đem lại cho khu công nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh một vị trí đắc địa. Chỉ cách:
++ Trung tâm của thành phố 15km;
++ Đại học quốc gia gần 3km;
++ Sân bay quốc tế tân sơn nhất 18km;
++ Cảng cát lái gần 15km.
+ Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Nam với hơn 40 khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, nhỏ ở xung quanh. Nhờ đó, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nên mạng lưới cung ứng và khách hàng cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây.
+ Trong tương lai không xa, tuyến Metro sẽ hoàn thành, càng giúp cho khoảng thời gian đến trung tâm thành phố được rút ngắn hơn rất nhiều, tạo điều kiện giao thương thuận lợi.
– Ưu đãi đầu tư khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Về giá thuê đất, doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả 10% phí thuê sau khi ký thỏa thuận xác nhận với khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Đóng tiếp 40% khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 50% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 1 năm tính theo thời gian quy định trong hợp đồng thuê đất.
+ Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp đầu tư dự án nghiên cứu, phát triển còn được hưởng chính sách ưu đãi về giá thuê lên đến 100% từ khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
– Các lĩnh vực thu hút đầu tư: tại khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, những dự án hướng đến sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường sẽ thường được ưu tiên phát triển. Các lĩnh vực được đẩy mạnh có thể kể đến đó chính là:
+ Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông.
+ Cơ khí chính xác – Tự động hóa.
+ Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường.
+ Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ nano.
1.2. Khu công nghệ cao Hòa Lạc:
– Thời gian thành lập khu công nghệ cao Hòa Lạc: Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập dựa theo đúng Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 12/10/1998. Đây cũng là một trong ba khu công nghệ cao mà được Nhà nước đầu tư phát triển với mục đích là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của khu vực và cả nước.
– Vị trí địa lý của khu công nghệ cao Hòa Lạc:
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 30km, thuộc trong khu vực chiến lược cùng với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và cả Đại học Quốc gia Hà Nội. Khu vực này dự kiến sẽ là một trung tâm của “thành phố vệ tinh khoa học – công nghệ” trong tương lai.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc có một vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển các nguyên vật liệu, hàng hóa.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc cách:
++ Cảng Hải Phòng – cảng Cái Lân khoảng 100km,
++ Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60km.
– Ưu đãi đầu tư trong khu công nghệ Hòa Lạc:
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc có ưu đãi thuế suất tới 10% dành cho những doanh nghiệp đầu tư mới với thời hạn lên đến 30 năm. Trong đó, các doanh nghiệp cũng được miễn giảm 100% thuế phải nộp trong 4 năm đầu, sau đó giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.
+ Doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu theo Quy chế Khu công nghệ cao được ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ.
– Những lĩnh vực thu hút đầu tư tại khu công nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc: tại khu công nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc, những lĩnh vực đang được thu hút đầu tư đó chính là:
+ Nghiên cứu – sản xuất, bao gồm: công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
+ Đào tạo.
+ Phát triển hạ tầng.
+ Tài chính – đầu tư.
+ Kinh doanh và thương mại.
1.3. Khu công nghệ cao Đà Nẵng:
– Thời gian thành lập khu công nghệ cao Đà Nẵng: khu công nghệ cao Đà Nẵng bắt đầu được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg được ban hành ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Khu công nghệ cao Đà Nẵng có tổng diện tích 1128,40 ha, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
– Trong khu công nghệ cao Đà Nẵng gồm có 6 phân khu, cụ thể:
++ Khu sản xuất công nghệ cao.
++ Khu nghiên cứu – phát triển đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp.
++ Khu quản lý – hành chính.
++ Khu nhà ở.
++ Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối.
++ Khu hậu cần, logistic, dịch vụ công nghệ cao,…
– Vị trí địa lý của khu công nghệ cao Đà Nẵng:
+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng nằm ở trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, nối liền với những khu kinh tế trọng điểm thuộc miền Trung.
+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng:
++ Nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi;
++ Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 17km;
++ Cách trung tâm thành phố 22km và cảng 25km.
– Ưu đãi đầu tư trong khu công nghệ cao Đà Nẵng: Khu công nghệ cao Đà Nẵng áp dụng những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây theo các quy định tại Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các khu công nghệ cao Đà Nẵng:
+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại khu công nghệ cao Đà Nẵng:
++ Ưu đãi 10% trong 15 năm.
++ Miễn thuế trong 4 năm đầu đối với doanh nghiệp mới đầu tư.
++ Giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.
++ Dự án từ 3000 tỷ đồng được miễn 100% tiền bồi thường
+ Ưu đãi tiền thuê đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng:
++ Trong thời gian xây dựng được miễn giảm tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định thuê đất.
++ Miễn giảm toàn bộ thời gian thuê đối với một số dự án có liên quan đến công nghệ cao, nghiên cứu, phát triển nhà máy nước, nhà ở, xây dựng các cơ sở đào tạo,…
++ Miễn giảm 19 năm đối với dự án trung tâm hội chợ, triển lãm, logistic, kho hàng hóa, thể dục, thể thao.
++ Miễn 15 năm đối với dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng công nghệ cao và dịch vụ dân sinh.
– Các lĩnh vực thu hút đầu tư tại khu công nghệ cao Đà Nẵng:
+ Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế.
+ Công nghệ vi, cơ, quang điện tử.
+ Công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác.
+ Công nghệ vật liệu, năng lượng mới.
+ Công nghệ thông tin, truyền thông, tin học.
+ Công nghệ môi trường, phục vụ hóa dầu.
+ Cùng một số công nghệ đặc biệt khác.
– Mục tiêu phát triển tại khu công nghệ cao Đà Nẵng: mục tiêu phát triển tại khu công nghệ cao Đà Nẵng đó chính là thu hút đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hiệu quả kinh tế khu vực cũng như là trên cả nước.
2. Vai trò của khu công nghệ cao tại Việt Nam:
Vai trò của khu công nghệ cao tại Việt Nam bao gồm:
– Vai trò quan trọng nhất của các khu công nghệ cao tại Việt Nam phải kể đến đó chính là làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước
– Thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
– Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
– Tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động….
3. Điều kiện thành lập khu công nghệ cao:
Điều kiện thành lập khu công nghệ cao được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008, cụ thể như sau:
– Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các hoạt động:
++ Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao;
++ Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
++ Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
+ Liên kết những hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
+ Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao;
+ Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
– Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và có liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
– Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng được:
+ Yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao;
+ Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
+ Sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao;
+ Cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
– Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.