Có thể nói quan hệ lao động là quan hệ được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận và cùng có lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, người lao động được thỏa thuận và đảm bảo về việc làm, tiền lương, quyền và các lợi ích khác khi tham gia lao động. Khấu trừ lương là gì? Quy định về mức khấu trừ tiền lương?
Mục lục bài viết
1. Khấu trừ lương là gì?
Khấu trừ lương là người sử dụng lao động trừ bớt một phần tiền lương của người lao động theo các trường hợp được quy định của pháp luật để bù vào khoản tiền đã chi hoặc đã bị thiệt hại trước đó.
2. Quy định của pháp luật về tiền lương của người lao động:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 90
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Người sử dụng lao động phải trả mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91
– Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Thứ hai, người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương cho người lao động trên cơ sở các quy định như sau:
Một là, việc trả lương phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
– Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Hai là, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc:
– Tiền lương ghi trong
– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Ba là, người lao động được thỏa thuận với người sử dụng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán:
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Bốn là, người lao động được trả lương theo kỳ hạn quy định như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Thứ ba, người lao động được trả lương cho những thời gian làm việc đặc thù theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Một là, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Hai là, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Ba là, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Thứ tư, người lao động được trả lương trong thời gian ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Quy định của pháp luật về khấu trừ tiền lương:
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động năm 2019 có thể xác định vấn đề về khấu trừ tiền lương như sau:
Thứ nhất, khấu trừ tiền lương có thể được hiểu là việc người lao động bị trừ một phần nhất định về tiền lương để bồi thường cho những thiệt hại do chính hành vi của mình làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động
Thứ hai, về căn cứ để khấu trừ tiền lương:
Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động khi có các căn cứ theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019 sau đây:
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép
Lưu ý:
Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
Thứ ba, về nguyên tắc khấu trừ tiền lương
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động chỉ phải chịu mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực tế người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.
Thứ tư, về căn cứ xác định số tiền mà người lao động phải khấu trừ theo quy định
Như ở trên đã đề cập, người lao động phải chịu khấu trừ tiền lương của minh để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Một là, số tiền người lao động phải bồi thường khi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương.
Hai là, trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép:
Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
4. Có được áp dụng biện pháp khấu trừ lương để thi hành án không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn một vấn đề như sau: Khi có bản án của tòa án nhưng cơ quan thi hành án không tiến hành thi hành án thì tôi cần làm giấy yêu cầu như thế nào? Vì gần tới thời hạn 5 năm, bên phải chịu thi hành án đã chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác nhưng bên tôi không xác định được trước hay sau khi bản án có hiệu lực. Bên phải thi hành án là công chức nhà nước thì tôi có được khấu trừ vào tiền lương của họ để thi hành án không? Kính mong luật sư giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự quy định như sau:
“1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
b) Được thông báo về thi hành án;
c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.”
Như vậy, bạn là bên được thi hành án thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu thi hành án khi cơ quan thi hành án vẫn chưa thực hiện thi hành án theo đúng nội dung ghi trong bản án. Giấy yêu cầu bạn ghi rõ nội dung thi hành án của bản án, ghi rõ số bản án được tuyên vào ngày bao nhiêu, địa chỉ của mình cũng như địa chỉ của bên phải thi hành án, sau đó gửi trực tiếp tại cơ quan thi hành án hoặc thông qua đường bưu điện.
Điều 78 Luật thi hành án dân sự quy định việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án như sau:
“1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Theo đó, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ được thực hiện khi:
– Bạn có thoả thuận với bên phải thi hành án về việc trừ vào thu nhập.
– Bản án, quyết định thi hành án bạn đang giữ ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Việc thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn.
– Tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Bạn căn cứ vào những trường hợp trên để biết được cơ quan thi hành án có thể khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án hay không. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng mức cao nhất được trừ vào tiền lương của người phải thi hành án là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
5. Các khoản khấu trừ vào tiền lương người lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn tư vấn vấn đề như sau: Tôi đi làm, mức lương của tôi là 18 triệu, nhưng lần nào lĩnh lương tôi cũng trừ đi mấy triệu. Xin hỏi luật sư trừ lương như vậy có đúng không?
Luật su tư vấn:
Theo quy định hiện nay, khi trả lương cho người lao động thì thông thường bên phía sử dụng lao động có tiến hành khấu trừ một số khoản cụ thể như sau:
– Tiền bảo hiểm xã hội người lao động đóng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại
– Tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật việc làm 2013.
– Tiền bảo hiểm y tế người lao động đóng 1,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế
– Đoàn phí công đoàn (đối với người lao động là đoàn viên) là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
– Quỹ phòng, chống thiên tai với mức đóng là 1 ngày lương/năm
– Thuế thu nhập cá nhân sau khi trừ đi các mức giảm trừ: Giảm trừ cho bản thân, cho người phụ thuộc xong rồi tình theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.
Vì vậy có thể trước khi trả lương công ty đã khấu trừ các khoản này của bạn, bạn có thể tính toán để đối chiếu xem công ty làm có đúng không. Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 95