Bên cạnh các hợp đồng dân sự thông dụng bộ luật dân sự còn quy định 13 loại hợp đồng dân sự không thông dụng ít được sử dụng đến.
Các điều từ 428 đến 593 của “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng bao gồm: hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng gia công; hợp đồng gửi giữ tài sản; hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mượn tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng tặng cho tài sản; hợp đồng thuê tài sản, trong đó có: hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng vay tài sản, trong đó có họ, hụi, biêu, phường; hợp đồng vận chuyển; hợp đồng uỷ quyền; hứa thưởng và thi có giải; ngoài ra, còn loại Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại một phần riêng của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, ngoài các quy định về hợp đồng thông dụng trong “Bộ luật dân sự 2015” còn nhiều loại hợp đồng dân sự, chưa được nhắc đến hoặc không được chỉ rõ trong Bộ luật Dân sự, có thể coi các hợp đồng này là các hợp đồng dân sự không thông dụng:
– Hợp đồng bảo vệ (dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ);
– Hợp đồng cấp tín dụng (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chỉ nhắc đến tên hợp đồng, mà không quy định cụ thể), trong đó có:
+ Hợp đồng bao thanh toán (một dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản là các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả, có bảo lưu quyền truy đòi);
+ Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng (dạng đặc biệt của hợp đồng bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm);
+ Hợp đồng chiết khấu (dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, có kỳ hạn hoặc có bảo lưu quyền truy đòi);
+ Hợp đồng cho thuê tài chính (là sự kết hợp giữa hợp đồng thuê và mua bán tài sản);
+ Hợp đồng cho vay tiền (hợp đồng tín dụng) (dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản);
– Hợp đồng chuyển giao công nghệ (dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản);
–
+
+ Hợp đồng mua bán cổ phần;
+ Hợp đồng mua bán cổ phiếu (nói chung);
+ Hợp đồng mua bán cổ phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán;
>>> Luật sư
– Hợp đồng dịch vụ trong thương mại (các dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ trong dân sự), trong đó có:
+ Hợp đồng dịch vụ cho thuê hàng hoá;
+ Hợp đồng dịch vụ đại diện cho thương nhân;
+ Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
+ Hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
+ Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá;
+ Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ;
+ Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
– Hợp đồng đại diện cho thương nhân (một dạng đặc biệt của hợp đồng uỷ quyền có thù lao);
– Hợp đồng đại lý (có những nội dung của các hợp đồng dịch vụ, mua bán và uỷ quyền);
– Hợp đồng đấu thầu (dạng đặc biệt của 2 loại hợp đồng dịch vụ hoặc mua bán tài sản);
– Hợp đồng khoán việc (dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ);
– Hợp đồng lao động (về bản chất cần phải xác định là hợp đồng dân sự);
– Hợp đồng mua bán tài sản là hàng hoá (dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản), trong đó có:
+ Hợp đồng mua bán tài sản, hàng hoá kỳ hạn – Repo (có phần giống như hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại theo quy định tại Điều 46, Bộ luật Dân sự);
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá quyền chọn;
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá qua biên giới (xuất nhập khẩu);
+
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoán đổi;
– Hợp đồng mua bán tài sản qua đấu giá (dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản);
– Hợp đồng nhận thầu (dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ);
–
– Hợp đồng thuê mua tài sản (đồng thời vừa là hợp đồng thuê, vừa là hợp đồng mua tài sản);
– Hợp đồng uỷ thác hay ký thác (dạng đặc biệt, rộng hơn hợp đồng uỷ quyền);
– Hợp đồng xây dựng và các hợp đồng trong hoạt động xây dựng (dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ).
Với các hợp đồng kể tên ở trên ,vì không được quy đinh và chỉ rõ trong phần các hợp đồng thông dụng của BLDS nên đối chiếu theo ta có thể cho rằng nhưng hợp đồng này không thông dụng, tuy nhiên, trên thức tế với nhiều quan hệ dân sự thì các hợp đồng trên rất thông dụng do đó cần xem xét để bổ sung vào quy định của pháp luật.