Các hoạt động được phép thực hiện trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch.
Các hoạt động được phép thực hiện trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư: luật sư giúp em trường hợp nhà em có mảnh đất ở hai bên bờ suối nay em kè hết hai bên bờ và làm nhà ở đó còn lòng suối em đổ bê tông lên trên để đi lại cho thuận lợi không ảnh hưởng đến dòng chảy mà người lại còn tránh được tình trạng sạt nở đất. Lúc em xây dựng là năm 2013 tuy nhiên đến nay năm 2017 xã đề nghị gia đình em thảo tháo dỡ vi cho rằng đã chiêu dung không gian lòng suối. Em xin luật sư tư vấn cho em vậy em đã vi phạm nhưng luật gì và hiên nay có nhất thiết phải tháo rờ không vi toàn bộ công trình đó không có ảnh hưởng đến bất vấn đề gì dòng chảy, an ninh quốc phòng,… Em xin trân thành cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
2. Nội dung tư vấn:
Do bạn không cung cấp rõ thông tin về chức năng của dòng suối nơi bạn thực hiện công trình xây nên tại Điều 9
+ Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước thì phạm vi của hành lang không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung hoặc không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặcỦy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ hoặc trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu
+ Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước thì phạm vi của hành lang không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung hoặc không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
+ Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước thì phạm vi của hành lang không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch
+ Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước
Tại Điều 15
"1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng".
Do bạn đang sinh sống trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước thì bạn phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, theo như thông tin bạn cung cấp bạn có mảnh đất ở hai bên bờ suối hiện bạn đã kè hết hai bên bờ và làm nhà ở đó còn lòng suối bạn đổ bê tông lên trên để đi lai cho thuận lợi, trường hợp bạn xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong hành lang bảo vệ suối thì phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài Nguyên môi trường
+ Nếu bạn có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước là bạn được kè bờ suối theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP trừ trường hợp đấy là công trình liên quan đến công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai và đảm bảo được phạm vi hành lang pháp lý tương ứng với điều kiện thực tế của bạn ứng với các điều kiện nêu trên thì công trình xây dựng trên của bạn sẽ không bị coi là vi phạm.
+ Nếu bạn không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước là bạn được kè bờ suối theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP và không đảm bảo được phạm vi hành lang pháp lý tương ứng với điều kiện thực tế của bạn ứng với các điều kiện nêu trên thì công trình xây dựng trên của bạn sẽ bị coi là vi phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước: 1900.6568
Trong trường hợp này có thể sẽ bị xử phạt theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 33/2017/NĐ-CP:
"Điều 25. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
….
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
….
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước."
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có xây dựng công trình từ năm 2013, đến năm 2017 mới phát hiện ra hành vi vi phạm. Theo quy định của Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hành vi của bạn đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ( đối với hành vi vi phạm về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước là 2 năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm), vì vậy, trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền nhưng vẫn có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình.