Nhà ở công vụ là một loại hình nhà ở tạm thời thuộc sở hữu của nhà nước, phân cho các cá nhân, tổ chức thực hiện những công tác hay có chưc vụ cần sử dụng trong một thời gian nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là, các hình thức và các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ:
Nhà ở công vụ có thể hiểu một cách khái quát nhất, là nhà ở được dùng để cho các chủ thể đặc biệt, mà thường là những người có chức vụ, chức danh nhất định, được thuê để ở trong khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao phó. Ở một khía cạnh nhất định, thì nhà ở công vụ tạo điều kiện thuận lợi cho những chủ thể đó có chỗ ăn ở khi đi công tác, thể hiện sự quan tâm chu đáo của chính sách nhà nước dành cho họ.
Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ theo Điều 22 của
Vì thế, nhà ở công vụ cũng có thể chia thành hai loại, đó là nhà ở công vụ của trung ương quản lý và nhà ở công vụ của địa phương quản lý. Tuy nhiên, việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hoặc mua/ thuê nhà ở thương mại với mục đích làm nhà ở công vụ cũng cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà ở công vụ, dự án đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy định của pháp luật về ngân sách và đầu tư công.
2. Các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ:
Theo quy định Điều 28 Luật nhà ở 2014 hiện hành thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm các loại dự án sau đây:
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê;
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để cho đối tượng thuộc diện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương. Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, đối tượng quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều 32 của
3. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ:
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 23
– Đối với dự án xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định dự án sẽ do Bộ Xây dựng thực hiện, và sau đó trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cơ quan mà được thủ tướng chính phủ ủy quyền phê duyệt;
– Đối với dự án xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyết định đầu tư thì thẩm quyền tổ chức, lập, thẩm định thuộc về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, sau đó sẽ tiến hành lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, rồi trình báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mới tiến hành phê duyệt dự án;
– Đối với dự án xây dựng nhà ở công vụ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư thì thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định thuộc về Sở Xây dựng, sau đó Sở Xây dựng sẽ trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, một số trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy quyền cho chủ thể khác là ủy ban nhân dân huyện phê duyệt dự án.
4. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
4.1. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 22
– Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án.
– Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
– Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư; trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
4.2. Hồ sơ, quy trình lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
Điều 11
– Văn bản đăng ký làm chủ đầu tư dự án của nhà đầu tư, bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ nhà đầu tư, các đề xuất của nhà đầu tư, dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo giấy tờ chứng minh có đủ số vốn được hoạt động kinh doanh bất động sản (hay còn gọi là vốn Điều lệ) theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
– Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư áp dụng như quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 của
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chỉ định đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2014;
–
– Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở.