Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp? Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng bị xử lý như thế nào?
Rừng là tài nguyên rất quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới con người chúng ta, hiện nay cũng có không ít những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và có các hành vi xâm phạm tới quản lý rừng mà pháp luật đã có quy định nghiêm cấm. Bởi một số hành vi pháp luật cấm trong hoạt động lâm nghiệp sẽ gây ra ảnh hưởn và tác động xấu đối với cả tài nguyên thiên nhiên và đối với con người nên cần phải lưu ý không được vi phạm. Những hành vi vi phạm pháp luật về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp đều sẽ bị xử lý theo quy định.
Vậy để biết các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp là những hành vi nào? Khi vi phạm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp sẽ bị xử lý ra sao? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay sau đây để biêt thêm chi tiết nhé. Hi vọng các nội dung này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý:
– Luật lâm nghiệp 2017;
– Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp Luật Lâm Nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
Như vậy chúng ta có thể thấy có tất cả 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp, đầu tiên có thể hiểu việc chặt phá rừng bừa bãi là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm bởi hậu quả nghiêm trọng của nó mang lại như biến đổi khí hậu, thiếu nước, mưa bão, sạt lở đất, lũ quét,…
Những hậu quả này ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và các loài sinh vật xung quanh. Vì vậy việc liệt kê những hành vi này làm hành vi bị nghiêm cấm là rất hợp lý bởi mức độ ảnh hưởng và hậu quả của nó là rất lớn, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm ngăn chặn hành vi chặt phá rừng cũng như thực hiện các công tác bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.
Tiếp theo đối với các hành vi như hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng thường thì hành vi này các chủ thể thực hiện tội phạm vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản bằng cách sử dụng các loại chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng diện, phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc doanh mục quý hiếm,…. thậm chí gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,… đây cũng la một hành vi hết sức nguy hiểm không chỉ đối với tài nguyên rằng mà còn trực tiếp tới con người.
Nhìn chung thì các hành vi bị nghiêm cấm này có tính chất chung đó là gây nguy hiểm tới sự phát triển và tồn tại của tài nguyên rằng và tới cuộc sống của con người nên chúng tôi cho rằng việc đề ra quy định nghiêm cấm ày là rất hợp lý, tất nhiên những trường hợp vi phạm vào các điều cấm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra.
Tóm lại, cần có các biện pháp để thực hiện việc bảo vệ và triển rừng theo hướng đó là trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng và không được vi phạm các hành vi cấm mà pháp luật đề ra như đã nêu trên đây.
2. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;
b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.
Như vậy căn cứ theo quy định này đầu tiên khi vi phạm khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng với mức phạt được đưa ra có thể lên tới 25.000.000 triệu đồng, đối vưới từng hành vi và mức độ cũng như hậu quả sẽ có các mức xử lý khác nhau.
Không những áp dụng đối với mức xử lý bằng tiền mặt, căn cứ theo quy dịnh nêu trên chúng ta còn thấy có các biện pháp khắc phục hậu quả có thể là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hay cũng có thể là buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật, còn tùy vào các trường hợp xảy ra trên thực tế mà có các hướng giải quyết sao cho hợp lý và tương ứng với mức độ cũng như thiệt hại gây ra bởi hành vi khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng.
Chính vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống của dân tộc. Vậy nên để tránh những hậu quả bất lợi và tránh không vi phạm các quy định về phát triển rừng thì các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng và tiến hành