Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo? Vai trò của việc giải quyết tố cáo với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước?
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của
Mục lục bài viết
1. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo:
Tố cáo được hiểu cơ bản chính là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể là các hành vi sau đây:
– Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Bao che người bị tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
Quyền tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ chính trị, pháp lý của công dân, nó tồn tại trong mối quan hệ với các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện tố cáo, chính là tạo cơ sở pháp lý cho nhân dân lao động tham gia đông đảo, tích cực vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quan lý xã hội. Bên cạnh đó nêu cao vai trò trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; Xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước trong sạch và có năng lực…
Nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vục thực hiện tố cáo của công dân ở điều 74 Hiến pháp 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001) “công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Công dân sẽ không chỉ có quyền tố cáo mà họ còn có nghĩa vụ khi thực hiện tố cáo.
Pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng về quyền tố cáo của công dân, do vậy việc công dân thực hiện quyền tố cáo của mình đúng theo pháp luật chính là thể hiện sự tuân thủ pháp luật, tôn trọng pháp luật, là một biểu hiện của pháp chế. Đối với các hành vi vi phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo mức độ và tính chất sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
2. Vai trò của việc giải quyết tố cáo với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước:
Hoạt động giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã làm hoàn thiện, đồng bộ hơn hệ thống quy phạm pháp luật về tố cáo, đã phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Luật tố cáo quy định các khái niệm tố cáo, người tố cáo, giải quyết tố cáo,… Luật tố cáo đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện tinh thần và nội dung quyền tố cáo của công dân được quy định trong hiến pháp, điều chỉnh được đầy đủ những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố cáo và giải quyết tố cáo. Để nhằm mục đích có thể đảm bảo tính khả thi, việc cụ thể hóa quyền tố cáo phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta và xu hướng hội nhập trên thế giới.
Trong hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật về tố cáo đã đảm bảo được một số yêu cầu như:
– Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền quyền tố cáo của công dân.
– Pháp luật về tố cáo là công cụ pháp lý để công dân, cơ quan tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước, của xã hội và của người khác khi bị xâm phạm.
– Pháp luật về tố cáo đã phản ánh nhu cầu, nội dung và là công cụ bảo vệ nền dân chủ xã hội.
Bản chất của pháp chế trên thực tế chính là sự tuân thủ pháp luật. Hoạt động giải quyết tố cáo đã được cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tự giác nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ đúng đắn các quy định của luật tố cáo và pháp luật khác có liên quan. Điều này đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.
Các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã tự giác tuân thủ, thực thi pháp luật tố cáo theo những yêu cầu sau:
– Thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết tố cáo, trách nhiệm tiếp công dân, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật tố cáo,…
– Nhận thức và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc giải quyết tố cáo. Chúng ta có thể kể đến như: Nguyên tắc đảm bảo quyền tố cáo của công dân; nguyên tắc công khai dân chủ; nguyên tắc độc lập; nguyên tắc giải quyết hợp pháp, hợp lý; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật;……
– Bảo đảm và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và những chủ thể khác mà pháp luật tố cáo đã quy định.
– Tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định bởi địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
– Tuân thủ các quy định về thủ tục giải quyết tố cáo.
– Tuân thủ những quy định về việc ban hành, quyết định kết luận giải quyết tố cáo.
– Tuân thủ những quy định trong việc tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết tố cáo. Tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc giải quyết tố cáo sẽ trở nên vô nghĩa, trật tự kỷ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ không được bảo đảm khi các quyết định, kết luận giải quyết tố cáo không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm.
Trong quá trình giải quyết tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền không những chấp hành pháp luật tố cáo mà còn chấp hành pháp luật khác có liên quan đã góp phần đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Trong hoạt động giải quyết tố cáo, nếu cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật tố cáo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi pháp chế, làm suy giảm lòng tin của nhân dân và là nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy việc xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật tố cáo của những người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không kể người vi phạm là ai, ở cương vị nào sẽ bảo đảm pháp chế, tăng hiệu quả trong quản lý nhà nước.