Quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội? Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa to lớn đối với người lao động. Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc được dùng để thay thế thu nhập của người lao động khi các chủ thể này bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chính bởi vì những vai trò quan trọng mà bảo hiểm xã hội mang lại nên pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội:
Theo Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế quy định về các hành vi bị nghiêm cấm có nội dung cụ thể như sau:
“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, căn cứ tại Điều 17
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội bao gồm:
Thứ nhất: Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là những loại bảo hiểm mà các chủ thể là người sử dụng lao động trách nhiệm phải đóng cho người lao động khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì thế mà nếu các chủ thể có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt.
Theo Khoản 6 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đối với trường hợp người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 06 tháng trở xuống và chưa bị xử lý vi phạm hành chính), thì người sử dụng lao động bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo Khoản 7 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Không những thế, đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội đủ để trở thành hành vi bị xử lý hình sự, hình phạt cho người sử dụng lao động được thực hiện theo Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Thứ hai: Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng là một hành vi của các chủ thể là người sử dụng lao động do người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc cho mình (trừ trường hợp người lao động là người giúp việc gia đình).
Đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động thì theo Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ các chủ thể là người sử dụng lao động bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ ba: Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Chủ thể thực hiện các hành vi chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thể là người sử dụng lao động, người làm công tác quản lý bảo hiểm xã hội, người có chức vụ, nhiệm vụ đối liên quan đến bảo hiểm xã hội, thậm chí là cả người lao động.
Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là các hành vi sau đây:
– Các chủ thể là người sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội mà không đóng hoặc không đóng đủ bảo hiểm cho người lao động, hoặc chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
– Các cá nhân có chức vụ quản lý bảo hiểm xã hội chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động từ Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Các chủ thể là người lao động sử dụng thông tin sai, giả mạo hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Thứ tư: Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Chủ thể gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Các chủ thể có hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội có thể là người lao động và người sử dụng lao động.
Mục đích của các chủ thể là người lao động khi gian lận, giả mạo hồ sơ là nhằm mục đích để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc bản thân người lao động đã gian dối khi giao kết hợp đồng lao động, việc làm với người sử dụng lao động nên cũng phải gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
Mục đích của các chủ thể là người sử dụng lao động khi có hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là để nhằm mục đích trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thậm chí chiếm đoạt tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
– Theo quy định tại Điều Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì các hành vi vi phạm liên quan đến hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (có tính chất gian dối, không trung thực) bao gồm:
+ Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (hành vi của người lao động).
+ Hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (hành vi của người lao động).
+ Các chủ thể là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau: có việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, hưởng lương thưởng hằng tháng, đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên (hành vi của người lao động).
+ Hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi từ chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội (hành vi của người sử dụng lao động).
– Theo Khoản 1 Điều 214 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội bao gồm các hành vi sau đây:
+ Hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Hành vi dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với hành vi này các chủ thể có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ năm: Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
Bảo hiểm xã hội hiện nay đang là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia. Hơn thế nữa, tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội còn là công cụ chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo được vai trò của nó. Để làm được điều này thì các quỹ bảo hiểm xã hội cần được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần theo đúng quy định pháp luật.
Thứ sáu: Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
Các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động được quy định cụ thể trong pháp luật lao động và các bộ luật liên quan. Hiện nay, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực hiện.
Trong bảo hiểm xã hội, nếu các chủ thể là tổ chức hay các cá nhân có hành vi cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Thứ bảy: Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là Cơ sở dữ liệu quốc gia được lập ra để lưu trữ thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thông tin về y tế, an sinh xã hội được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bảo hiểm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Với những vai trò quan trọng đó thì khi các cá nhân, tổ chức khi có hành vi truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tám: Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Có rất nhiều chủ thể có thể thực hiện các hành vi báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
+ Các chủ thể là người sử dụng lao động có thể báo cáo sai sự thật cho cơ quan bảo hiểm xã hội, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội đối với người lao động của mình hoặc với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
+ Các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý về bảo hiểm xã hội có hành vi báo cáo sai sự thật đối với cấp trên, cung cấp số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, người lao động.
– Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Báo cáo sai sự thật: Các chủ thể có hành vi báo cáo các thông tin cá nhân, số liệu, thông tin sai sự thật lên các cấp quản lý.
+ Các chủ thể cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, chủ yếu đối với các chủ thể cần biết các thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình hoặc chủ thể chịu sự quản lý của mình như người lao động và người sử dụng lao động.
Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong