Hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức hành nghề công chứng? Hành vi nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức khác? Xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng?
Hoạt động công chứng được biết đến là một trong những hoạt động khá phổ biến và được thực hiện rất nhiều bởi các văn phòng công chứng bởi vì tính nhanh gọn và thuận tiện tránh được những thủ tục rường ra như đi công chứng ở các đơn vị, cơ quan của nhà nước thực hiện công chứng. Chính vì sự thuận tiện này nên rất nhiều các cá nhân, đơn vị, cơ quan đã tìm đến các văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng các giấy tờ hoặc hợp đồng dân sự, bản dịch thuật,… Chính vì sự phát triển và được ưa chuộng này mà pháp luật công chứng hiện hành đã đưa ra các quy định về việc nghiêm cấm các hành vi bị là gây tác động xấu và những hậu quả không tốt trong việc công chứng này.
Vậy pháp luật Công chứng hiện hành đã quy định về nội dung của các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng thì bao gồm những hành vi nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức hành nghề công chứng:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với công chứng viên hoạt động công chứng thì sẽ không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng. công chứng viên phải biết các điều bị nghiêm cấm này để thực hiện công việc liên quan đến hành nghề công chứng, qua đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình và góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, cụ thể được quy định tại Điều 7
Thứ nhất, Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng.
Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
Thứ hai, thực hiện công chứng vi phạm pháp luật trái với đạo đức xã hội.
Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
Thứ ba, cấm hành vi công chứng các loại giấy tờ cho bản thân, người có quan hệ máu mủ với công chứng viên.
Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
Thứ tư, từ chối công chứng với những yêu cầu không đúng đắn.
Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
Thứ năm, đòi hỏi các khoản tiền ngoài là hành vi bị nghiêm cấm.
Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
Thứ sau, bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra các quy định về các hành vi nghiệm cấm được liệt kê dưới đây:
– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Như vậy, công chứng viên không được công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc là những bản dịch mà được xác định là có liên quan đến tài sản hoặc là lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; …. Việc pháp luật Công chứng hiện hành đưa ra các quy định liên quan đến vấn đề các hành vi bị cấm này nhằm mục đích đảm bảo sự chính xác, trung thực khác quan trong quá trình làm việc của công chứng viên.
Không những thế mà việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các hành vi mà công chứng viên không được làm sẽ giúp quá trình tiến hành thực hiện công việc công chứng viên được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các công chứng viên khi thực hiện việc công chứng trong quá trình hành nghề của mình này theo như quy định của pháp Luật công chứng hiện hành. Để có thể đảm bảo việc công chứng viên không phải bồi thường thiệt hại đối với những hành vi gây thiệt hại này và thậm chí có thể là bị xử phạt hành chính và hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
2. Hành vi nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức khác:
Song song với các quy định về hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức hành nghề công chứng thì để đảm bảo việ công chứng đucợ thực hiện đúng theo trình tự và quy định của pháp luật hiện hành thì trong Khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 cũng đã đưa ra quy định về việc nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
“a) Giả mạo người yêu cầu công chứng;
b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
d) Cản trở hoạt động công chứng”.
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng pháp luật đã đưa ra các quy định để nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động công chứng theo như quy định của pháp luật công chứng đó là:
Thứ nhất quy định về việc một cá nhân nào đó thực hiện hành vi giả mạo người yêu cầu công chứng. Trong đó, người yêu cầu công chứng được xác định trong Luật Công chứng năm 2014 được xác định là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng. Đồng thời, người yêu cầu công chứng giả mạo thực hiện hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
Thứ hai, pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về vấn đề người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực. Việc này được xác định dựa trên tiên chuẩn đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng đối với người làm chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đới với người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
3. Xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng thì pháp luật nghiêm cấm các hành vi của đối tượng nào mà vấn vi phạm thì sẽ có những nội dung xử lý vi phạm khác nhau đối với từng đối tượng được quy định khác nhau, việc quy định được thể hiện lần lượt, như sau:
Thứ nhất, đối với công chứng viên thì các vi phạm các quy định của Luật công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với tổ chức hành nghề công chứng vi phạm các điều cấm và các quy định khác của Luật công chứng thì cũng bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng. Người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng hoặc cản trở công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp hay còn được xác định là những cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, đới với người yêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, dùng các giấy tờ,… khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.