Hợp đồng kinh tế là gì ? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế là gì?
Với nền kinh tế thị trường hiện đại, chắc hẳn mọi người ai cũng sẽ có nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như kinh doanh, mua bán, giao dịch, gia công hàng hóa, xây dựng nhà ở…Vậy khi tham gia vào các vấn đề dân sự, bạn đã từng ký hợp đồng chưa? Và khi ký hợp đồng bạn hiểu nó là loại hợp đồng gì không? Các điều khoản trong hợp đồng đã đủ chưa? Đấy là vấn đề được quan tâm rất nhiều của người dân, các thương gia trên đất nước. Vì vậy ngày hôm nay Luật Dương Gia sẽ gửi tới các bạn đọc hiểu hơn về vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng kinh tế cụ thể dưới đây.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015 - Luật thương mại 2005
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng kinh tế là gì ?
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hành hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng nội dung và thực hiện kế hoạch của mình.
Hợp đồng kinh tế có thể là hợp đồng dân sự thông thường hoặc là
Tuy nhiên hiện nay, theo quy định của pháp luật thì cụm từ “hợp đồng kinh tế” đã không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó với cụm từ là hợp đồng thương mại. Nhưng nhìn chung bản chất và khái niệm của hai tên gọi này là như nhau.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh.
Hợp đồng kinh tế được dịch sang tiếng anh là: Economic contract
Khái niệm về hợp đồng kinh tế được dịch sang tiếng anh như sau: An economic contract can be an ordinary civil contract or a commercial contract, a construction contract, an investment contract, a processing contract, etc., depending on the subject of the contract and the content of the agreement of the parties. beside.
3. Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế là gì ?
Điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng mà bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng, nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý
Để đảm bảo tính pháp lý của một hợp đồng đặc biệt là
Thứ nhất, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
– Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Trong thực tế mặc dù đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp xuất phát từ việc mua bán hàng hóa bằng lời nói và gặp nhiều khó khăn. Do để để hạn chế được những vấn đề phát sinh do mua bán hàng hóa thì tốt hơn hết các cá nhân, tổ chức nên lập thành hợp đồng mua bán hàng hóa.
– Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Ví dụ như hợp đồng mua bán điện có thời hạn, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế…
Thứ hai, giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
– Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
– Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật thương mại. Những chứng từ liên quan đến hoạt động thanh toán có vai trò rất quan trọng, nhiều trường hợp xảy ra do các bên không bảo quản kỹ dẫn đến nhiều tranh chấp về thanh toán.
Thứ ba, địa điểm giao hàng và địa điểm thanh toán
Một, địa điểm giao hàng
– Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận, địa điểm thỏa thuận có thể là bất kỳ đâu, miễn là thuận tiện cho bên giao và bên nhận. Ví dụ như giao tại nhà xưởng, tại bến cảng, công ty, bến xe…
– Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó.
+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Hai, địa điểm thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
– Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
– Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Thông thường hiện nay với sự phát triển của nền công nghệ hiện đại thì các bên đã cùng thỏa thuận với nhau về hình thức thanh toán có thể thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Các bên chỉ cần quy định rõ thời gian và ngân hàng được thực hiện thì có thể thanh toán tiền hàng hóa một cách nhanh chóng và tiện lợi cho các bên mà không cần phải thỏa thuận địa điểm cần thanh toán.
Thứ tư, chủ thể thực hiện mua bán
Bất kỳ một hợp đồng nào muốn được thực hiện thì ít nhất các bên cần phải biết chính xác thông tin của các bên và những thông tin này cần phải được ghi chi tiết, rõ ràng và đầy đủ trong hợp đồng như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số điện thoại liên lạc, số tài khoản ngân hàng để giao dịch…
Thứ năm, trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
– Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
– Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
– Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Thứ sáu, giá cả và phương thức thanh toán
- Giá của hàng hóa cần được các bên xác định rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng với nhau để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp. Đồng thời cần ghi rõ giá trị hợp đồng và lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hay ngoại tệ. Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Giá có thể được xác định dựa theo trọng lượng. Tuy nhiên trừ trường hợp có thỏa thuận khác nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hóa thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh, tức là giá được xác định dựa theo trọng lượng hàng hóa khi chưa có bao bì, đóng gói kèm theo.
– Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên ghi rõ phương thức thanh toán như chuyển khoản hay tiền mặt, và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.
Thứ bảy, thời hạn giao hàng
– Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Thứ tám, quy định về chế tài trong thương mại
Theo quy định tại Điều 292 của Luật thương mại 2005 quy định thì các loại chế tài được sử dụng hiện nay bao gồm:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng. Đây là việc buộc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
- Phạt vi phạm, đây là việc bên ị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
- Buộc bồi thường thiệt hại, là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng, là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng sẽ bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
Ngoài ra, còn có các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Như vậy, soạn hợp đồng mua bán hàng hóa cần rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có thể đưa ra những nội dung quy định chặt chẽ trong hợp đồng hạn chế được tối ưu những vấn đề gặp phải do những thỏa thuận chưa đủ cứng rắn và chặt chẽ. Do đó, các bên cần phải thỏa thuận thống nhất với nhau trong toàn bộ nội dung trước khi thực hiện giao kết hợp đồng, tránh trường hợp phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
Trên đây là những phân tích pháp luật quy định về điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Nếu có thắc mắc hay mong muốn trợ giúp, bạn có thể trao đổi với chúng tôi, Luật Dương Gia xin cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ trong suốt thời gian qua.